Đối tượng nào dễ mắc ung thư nhau thai?

check Đối tượng nào dễ mắc ung thư nhau thai? Khám bệnh Online hoàn toàn miễn phí bởi Lương y Nguyễn Hùng
new Đối tượng nào dễ mắc ung thư nhau thai? Xem tử vi năm 2016 Bính Thân cho 12 con Giáp dựa theo ngày sinh !!!

hanghiem Đối tượng nào dễ mắc ung thư nhau thai?

Số bị nhau thai ngày càng tăng và những phụ nữ lớn tuổi, dinh dưỡng kém, tiếp xúc với môi trường độc hại có nguy cơ cao mắc bệnh này.

– nguyên nhân thường gặp nhất

Th.s. BS Lê Tự Phương Chi, Phó Trưởng khoa Ung thư phụ khoa và bệnh lý nguyên bào nuôi (BV Từ Dũ TP HCM) cho hay, Tại BV Từ Dũ, trong những năm vừa qua, số người bệnh đến điều trị tăng theo từng năm. Cụ thể, năm 2009 là 860 trường hợp, năm 2010 là 948 trường hợp và năm 2011 là 1.337 trường hợp.

Theo BS Phương Chi, hay còn gọi là ung thư nguyên bào nuôi (choriocarcinoma) là khối u ác tính phát triển từ các nguyên bào nuôi. Đây là hình thái bệnh lý nặng nhất của các u nguyên bào nuôi liên quan đến ; có thể xảy ra sau thai thường, sẩy thai, thai chết lưu, phá thai, thai ngoài tử cung, thai trứng. “Thai trứng là nguyên nhân thường gặp nhất, chiếm 70% các nguyên nhân dẫn đến ung thư nguyên bào nuôi (UTNBN). Còn lại khoảng 25% sau sẩy thai, 2,5% sau thai thường và 2,5% sau thai ngoài tử cung”, BS Phương Chi cho biết.

190 Đối tượng nào dễ mắc ung thư nhau thai?

Theo BS Lê Thị Kim Dung (nguyên bác sỹ BV Phụ sản Hà Nội): Các triệu chứng của bệnh UTNBN thường xuất hiện sau bệnh thai trứng. Tình trạng bất thường, nghén nặng, chân phù nề sớm, bụng to nhanh và lớn hơn nhiều so với tuổi thai… là những dấu hiệu điển hình cho thấy khả năng bị ung thư nhau thai. Bệnh có thể phát hiện vào 3 tháng đầu của thai kỳ.

“Nếu khối UTNBN lớn, ăn lan nhiều trên tử cung, có thể vỡ gây xuất huyết trong ổ bụng nhiều và có thể gây choáng, điều trị không kịp thời gây nên tử vong. Khi di căn sang phổi, bệnh nhân sẽ thấy ho, đau ngực; chụp X-quang tim phổi thấy hình ảnh di căn. Còn nếu di căn não, bệnh nhân sẽ bị động kinh, lơ mơ hay hôn mê”, BS Phương Chi chia sẻ.

Theo các bác sỹ, trong UTNBN, tổn thương thường xuất phát đầu tiên từ tử cung, di căn theo đường máu đến khắp nơi trong cơ thể như âm đạo, phổi, vùng chậu, gan, não. UTNBN là một khối u ghép, vì phát triển từ nguyên bào nuôi của mô bào thai nên có nguồn gốc gen của cả tinh trùng và noãn, nhưng không bị cơ thể thải loại như những mô ghép khác, trái lại nó phát triển mạnh trong cơ thể người bệnh, có thể gây tử vong. UTNBN có thể điều trị khỏi bằng hóa trị chống ung thư đơn thuần, đôi khi không cần kết hợp với phẫu trị hay xạ trị.

Chế độ dinh dưỡng kém dễ “dính” bệnh!

Theo khuyến cáo của các bác sĩ sản khoa, dù lớn tuổi hay trẻ tuổi, khi mang thai, nên khi khám ngay để biết thai của mình có bình thường hay không; phải được theo dõi thai tốt. Sau khi sinh nếu có những dấu hiệu bất thường như ra huyết kéo dài cần phải được kiểm tra để tránh phát hiện bệnh muộn.

Rất khó để phân biệt giữa bệnh lý UTNBN và thai trứng xâm lấn. Tỷ lệ mắc bệnh khác biệt đáng kể giữa các vùng trên thế giới. Ở các nước châu Á có tỷ lệ gấp 7 – 10 lần so với các nước ở vùng Bắc Mỹ hay châu Âu. Tỷ lệ này ở mỗi nước lại thay đổi theo từng dân tộc. Ở Mỹ, người da đen có tỷ lệ cao hơn người da trắng. Theo các báo cáo, tần suất mắc UTNBN, châu Âu là 1/40.000 phụ nữ có thai, Mỹ là 1/150.000 sau sinh, Nhật là 0,83/10.000 sau sinh.

Ở Việt Nam, cho đến nay vẫn chưa có các số liệu báo cáo về tần suất mắc bệnh UTNBN. Theo số liệu nghiên cứu mới đây của TS. Phạm Huy Hiền Hào (BV Phụ sản Trung ương), tỷ lệ UTNBN sau thai trứng là 20,2%. Báo cáo của Khoa Ung bướu phụ khoa – BV Từ Dũ cho thấy, tỷ lệ mắc UTNBN sau thai trứng là 17,3% (năm 2010) và 12% (năm 2011).

Vậy ai là đối tượng có nguy cơ mắc UTNBN cao? Theo các chuyên gia sản khoa, đó là người bệnh bị thai trứng không được theo dõi và điều trị đúng. Những người bệnh có tiền sử bị thai trứng có nguy cơ UTNBN cao gấp 1.000 lần người có thai bình thường. Những phụ nữ có chế độ dinh dưỡng thiếu tiền chất Vitamin A có nhiều khả năng mắc UTNBN cao hơn. Những phụ nữ lớn tuổi khi có thai có nguy cơ bị UTNBN cao hơn những phụ nữ trẻ tuổi.

Cũng theo BS Phương Chi, bệnh UTNBN có thể điều trị khỏi hoàn toàn dù có di căn hay không, với điều kiện người bệnh đến sớm, tuân thủ theo phác đồ điều trị bệnh.

Th.S, BS Lê Tự Phương Chi cho biết, nếu điều trị bệnh thành công, phải theo dõi liên tục 2 năm sau điều trị mới có thể có thai lại. Nhưng khi mang thai lại, thai phụ cần phải báo cho nơi theo dõi khám thai là họ có tiền sử bị UTNBN, để được theo dõi chặt chẽ hơn, tránh bệnh tái phát. Người bệnh UTNBN có thể sử dụng bao cao su hay thuốc viên ngừa thai để tránh thai, không nên sử dụng vòng tránh thai.

Với những phụ nữ có kế hoạch sinh con, trước khi mang thai nên đi khám sức khỏe tổng quát, khám phụ khoa, chích ngừa cúm, Rubella (nếu chưa có kháng thể IgG). Nếu trong thời gian này, có mắc bất kỳ bệnh gì, khi đi khám cần thông báo cho bác sĩ biết để bác sĩ lựa chọn những thuốc điều trị phù hợp, nếu lúc đó họ đã mang thai sớm cũng không bị ảnh hưởng gì. Khi biết có thai, nên đi khám ngay, để xác định tình trạng thai, có kế hoạch theo dõi, thăm khám tốt, nhằm tránh phát hiện muộn những trường hợp thai bất thường như thai ngoài tử cung, thai trứng, thai lưu, thai dị tật.

 

Theo Giadinh

thegioicaythuoc Đối tượng nào dễ mắc ung thư nhau thai?

300x250 holy Đối tượng nào dễ mắc ung thư nhau thai?

Cùng Chuyên Mục

Bình Luận Facebook

bình luận

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Hotline 24H Mua Hang Online