Nhận biết dấu hiệu bệnh nhiễm trùng tiết niệu

check Nhận biết dấu hiệu bệnh nhiễm trùng tiết niệu Khám bệnh Online hoàn toàn miễn phí bởi Lương y Nguyễn Hùng
new Nhận biết dấu hiệu bệnh nhiễm trùng tiết niệu Xem tử vi năm 2016 Bính Thân cho 12 con Giáp dựa theo ngày sinh !!!

hanghiem Nhận biết dấu hiệu bệnh nhiễm trùng tiết niệu

là tình trạng nhiễm trùng các phần của , đặc trưng bởi sự hiện diện của vi khuẩn trong hoặc các triệu chứng biểu hiện sự xâm nhập của vi khuẩn ở một hoặc nhiều phần của . Tuỳ theo vị trí giải phẫu bị nhiễm trùng mà có tên gọi riêng.

Các nhiễm khuẩn đường tiết niệu có thể chia thành 2 nhóm theo vị trí giải phẫu:

– Nhiễm khuẩn tiết niệu trên: bể thận cấp, bể thận mạn

– Nhiễm khuẩn tiết niệu dưới: , viêm tiền liệt tuyến, viêm niệu đạo.

Nhiễm khuẩn ở các vị trí này có thể xảy ra đồng thời hoặc độc lập với nhau, và có thể không có triệu chứng.

Nhiễm khuẩn tiết niệu là bệnh lý rất thường gặp, đặc biệt là ở nữ. Theo nhiều thống kê thì cứ khoảng 20% phụ nữ có những đợt nhiễm khuẩn tiết niệu có triệu chứng.

Nhiễm khuẩn tiết niệu ở nam thường đi đôi với những nguyên nhân gây tắc đường bài niệu, hoặc do những vi khuẩn đặc hiệu: lậu, lao.

tiet nieu Nhận biết dấu hiệu bệnh nhiễm trùng tiết niệu

Nhận biết dấu hiệu bệnh nhiễm trùng tiết niệu

dựa vào các triệu chứng sau:

Nhiễm khuẩn tiết niệu dưới

Có các biểu hiện như: đau vùng trên xương mu, , , , có thể đái máu vi thể, .

Viêm thận – bể thận cấp

Các triệu chứng thường xuất hiện đột ngột và rầm rộ: sốt cao, rét run, buồn nôn, nôn. Thể trạng suy sụp nhanh. Có thể kèm theo triệu chứng viêm bàng quang. Ngoài ra bệnh nhân thường đau mỏi cơ toàn thân. Đau hố sườn lưng một bên hoặc cả hai bên, đau tăng khi ấn vào.

Viêm thận bể thận mạn

Nhiễm khuẩn tiết niệu, viêm thận – bể thận cấp tái phát nhiều lần, có sỏi thận tiết niệu, thận đa nang, dị dạng đường tiết niệu, phì đại lành tính tuyến tiền liệt.

Đau âm ỉ hông lưng một hoặc hai bên, nặng lên khi có đợt cấp.

Tiểu tiện đêm thường xuyên, ít nhất 1 lần hoặc nhiều lần gợi ý chức năng cô đặc kém.

Nguyên nhân gây bệnh nhiễm trùng tiết niệu

Nguyên nhân do vi khuẩn

Vi khuẩn Gram (-) chiếm khoảng > 90%, thường gặp là:

– E. Coli: 60-70%

– Klebsiella: 20% (15-20%)

– Proteus mirabilis: 15% (10-15%)

– Enterobacter: 5-10%

Vi khuẩn Gram (+) chỉ chiếm khoảng < 10%

– Enterococcus: 2%

– Staphylococcus: 1%

– Các vi khuẩn khác: 3-4%.

Nguyên nhân thuận lợi

Là các nguyên nhân gây tắc nghẽn trên đường bài xuất nước tiểu, gây ứ trệ dòng nước tiểu, tạo điều kiện cho nhiễm trùng và khi đó cứ nhiễm trùng thì duy trì nhiễm trùng. Vì vậy, một khi nhiễm khuẩn tiết niệu hoặc viêm thận bể thận xảy ra trên một bệnh nhân có tắc nghẽn dòng nước tiểu, thường là dai dẳng và nặng.

Các nguyên nhân thường gặp là: sỏi thận tiết niệu, u thận tiết niệu, u bên ngoài đè ép vào niệu quản, u tiền liệt tuyến hoặc phì đại lành tính tiền liệt tuyến, dị dạng thận, niệu quản …

Các nguyên nhân khác: thận đa nang, thai nghén, đái tháo đường.

Chẩn đoán bệnh nhiễm trùng tiết niệu

Chẩn đoán xác định nhiễm khuẩn tiết niệu dưới:

– Hội chứng bàng quang: đái buốt, đái dắt, đái máu, đái mủ cuối bãi.

– Không sốt hoặc chỉ sốt nhẹ (< 37,5°C).

– Bạch cầu niệu nhiều (> 5.000 BC/phút), có tế bào bạch cầu đa nhân thoái hoá.

– Vi khuẩn niệu > 100.000 VK/mL nước tiểu.

– Protein niệu âm tính, trừ trường hợp có đái máu hoặc đái mủ đại thể.

– Siêu âm, X quang có thể thấy nguyên nhân thuận lợi: sỏi thận tiết niệu, phì đại lành tính tiền liệt tuyến …

Chẩn đoán xác định viêm thận – bể thận mạn tính

Viêm thận – bể thận mạn được chia làm hai giai đoạn:

– Viêm thận – bể thận mạn giai đoạn sớm: chưa có suy chức năng lọc.

– Viêm thận – bể thận mạn muộn: khi đó cứ suy chức năng lọc.

Viêm thận – bể thận mạn giai đoạn sớm: Chẩn đoán xác định dựa vào:

– Tiền sử: nhiễm khuẩn tiết niệu, viêm thận – bể thận cấp tái phát nhiều lần, tiền sử sỏi, thận đa nang, dị dạng đường tiết niệu, phì đại lành tính tuyến tiền liệt.

– Đau âm ỉ hông lưng một hoặc hai bên, nặng lên khi có đợt cấp.

– Tiểu tiện đêm thường xuyên, ít nhất 1 lần hoặc nhiều lần gợi ý chức năng cô đặc kém.

– Thường không phù trong giai đoạn này; ngược lại có thể mất nước nhẹ do đái nhiều.

– Có thể có tăng huyết áp.

– Thiếu máu nhẹ hoặc không.

– Protein niệu thường xuyên nhưng thường < 1 g/24giờ.

– Bạch cầu niệu nhiều và nhiều bạch cầu đa nhân thoái hoá chỉ có khi có đợt cấp.

– Vi khuẩn niệu (+) khi có đợt cấp.

– Khả năng cô đặc nước tiểu giảm:

+ Làm nghiệm pháp cô đặc, tỷ trọng tối đa không vượt quá 1,025.

+ Lúc này mức lọc cầu thận (MLCT) còn bình thường gọi là có sự phân ly chức năng cầu, ống thận. Đây là một xét nghiệm có giá trị trong chẩn đoán viêm thận – bể thận mạn giai đoạn sớm.

– Siêu âm thận: có thể thấy bờ thận gồ ghề, thận teo nhỏ ít nhiều, đài bể thận giãn ít, nhiều.

– UIV: tổn thương đài – bể thận mức độ khác nhau: đài thận tù, vẹt, bể thận giãn.

Viêm thận – bể thận mạn giai đoạn muộn

Ngoài những triệu chứng trên thấy xuất hiện thêm:

Suy thận (suy chức năng lọc):

– Mức độ suy thận từ nhẹ đến nặng (giai đoạn I đến giai đoạn IV). Khi suy thận mức độ nặng, có thể có các triệu chứng của hội chứng urê máu cao trên lâm sàng và có thể phù.

Urê máu tăng, creatinin máu tăng, MLCT giảm.

Thiếu máu rõ: mức độ nặng nhẹ của thiếu máu đi đôi với các giai đoạn của suy thận mạn.

Huyết áp tăng: tỷ lệ bệnh nhân có huyết áp tăng > 80% bệnh nhân khi suy thận đó đến giai đoạn III, IV. Huyết áp có thể tăng vừa hoặc cao hoặc rất cao.

Siêu âm thận và X quang thận: hai thận teo nhỏ nhưng không đều, xơ hoá. Có thể thấy nguyên nhân thuận lợi như sỏi, dị dạng đường tiết niệu, phì đại lành tính tuyến tiền liệt.

Điều trị bệnh nhiễm trùng tiết niệu

Nhiễm khuẩn tiết niệu dưới: Kháng sinh và hoá chất chống nhiễm trùng.

Kháng sinh: Tốt nhất là theo kháng sinh đồ. Các kháng sinh thường dùng cho nhiễm khuẩn tiết niệu hiện nay là:

– Nhóm cephalosporin: zinat, claforan …

– Nhóm quinolon: peflacin, norfloxacin …

– Nhóm aminosid: gentamycin, amikacin …

– Nhóm βlactam: ampicillin, augmentin …

– Các thuốc thông thường như biseptol vẫn có tác dụng tốt trong trường hợp nhiễm khuẩn nhẹ hoặc trung bình.

– Bệnh nhân không nên tự ý điều trị thuốc kháng sinh khi không có chỉ định của bác sĩ để tránh tình trạng kháng thuốc và bệnh tái phát.

Hoá chất sát khuẩn: nitrofurantoin, mictasol-bleu … và một số thuốc khác cũng có tác dụng tốt kìm sự phát triển của vi khuẩn vì thải nhanh qua đường nước tiểu sau khi uống vào.

Một đợt kháng sinh điều trị nhiễm khuẩn tiết niệu có thể từ ngắn hay dài ngày tuỳ từng trường hợp. Có khi chỉ một liều peflacin 400 mg x 2 viên duy nhất, hoặc một đợt kháng sinh 3, 5, 7 hoặc 10 ngày tuỳ theo từng bệnh nhân.

Điều trị viêm thận – bể thận mạn

Kháng sinh chống nhiễm khuẩn

– Điều trị kháng sinh khi có đợt cấp của viêm thận – bể thận mạn (xem phần điều trị kháng sinh trong viêm bể thận cấp).

– Cần chú ý lựa chọn kháng sinh không độc với thận, không làm giảm mức lọc cầu thận và lưu ý chỉnh liều kháng sinh theo mức độ suy thận.

Điều trị triệu chứng

– Điều trị tăng huyết áp.

– Điều trị thiếu máu.

– Điều trị suy thận bằng điều trị bảo tồn nội khoa hoặc điều trị thay thế thận suy, tuỳ từng giai đoạn suy thận (xem bài điều trị viêm cầu thận mạn và suy thận).

Điều trị chung cho nhiễm khuẩn tiết niệu, viêm thận – bể thận cấp, mạn tính:

– Uống nhiều nước: lượng nước tiểu > 1,5 lít/24giờ.

– Điều trị loại bỏ nguyên nhân thuận lợi:

+  Tán sỏi hoặc mổ lấy sỏi.

Điều trị phì đại lành tính tuyến tiền liệt bằng phẫu thuật nội soi hoặc bằng phương pháp Laser …

Cách phòng chống bệnh nhiễm trùng tiết niệu

– Cần uống đủ nước để có lượng nước tiểu ít nhất từ 1,5 lít/24 giờ.

– Cần vệ sinh sạch sẽ bộ phận sinh dục ngoài hàng ngày, nhất là với nữ giới. Vệ sinh bộ phận sinh dục ngoài sạch sẽ trước và sau khi quan hệ tình dục. Đối với nữ giới cần lưu ý mỗi lần vệ sinh bộ phận sinh dục ngoài cần dội nước từ trước ra sau để tránh nước bẩn chảy vào bộ phận sinh dục và lỗ đái.

– Những bệnh nhân bị NKTN tái phát nhiều lần nên đi khám chuyên khoa Thận-Tiết niệu để kiểm tra xem có yếu tố thuận lợi như sỏi thận tiết niệu, dị dạng thận tiết niệu…

Theo Benh

thegioicaythuoc Nhận biết dấu hiệu bệnh nhiễm trùng tiết niệu

300x250 holy Nhận biết dấu hiệu bệnh nhiễm trùng tiết niệu

Cùng Chuyên Mục

Bình Luận Facebook

bình luận

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Hotline 24H Mua Hang Online