Những cách hạn chế chứng ợ nóng mạn tính
Khám bệnh Online hoàn toàn miễn phí bởi Lương y Nguyễn Hùng
Xem tử vi năm 2016 Bính Thân cho 12 con Giáp dựa theo ngày sinh !!!
Ợ nóng mạn tính là triệu chứng rất hay gặp và gây khó chịu cho người bệnh. Các thói quen sinh hoạt hàng ngày, từ cách ăn mặc cho đến cách ngủ, ăn những gì và khi nào ăn đều có thể liên quan đến chứng ợ nóng. Nhiều nghiên cứu cho thấy, thay đổi lối sống có thể cải thiện các triệu chứng của chứng ợ nóng mạn tính.
Ợ nóng mạn tính là triệu chứng rất hay gặp và gây khó chịu cho người bệnh. Các thói quen sinh hoạt hàng ngày, từ cách ăn mặc cho đến cách ngủ,
Ợ nóng mạn tính là triệu chứng rất hay gặp và gây khó chịu cho người bệnh. Các thói quen sinh hoạt hàng ngày, từ cách ăn mặc cho đến cách ngủ, ăn những gì và khi nào ăn đều có thể liên quan đến chứng ợ nóng. Nhiều nghiên cứu cho thấy, thay đổi lối sống có thể cải thiện các triệu chứng của chứng ợ nóng mạn tính.
Để hạn chế chứng ợ nóng mạn tính cần làm gì?
Ăn những bữa nhỏ, thường xuyên hơn. Các bữa ăn lớn làm căng dạ dày hơn và tăng áp lực lên đoạn thực quản thấp, gây khó khăn để đóng kín tâm vị (đoạn nối thực quản và dạ dày) dễ gây ra chứng ợ nóng.
Không nằm xuống trong khoảng 3 giờ sau khi ăn. Khi bạn nằm xuống trong vòng 3 giờ sau khi ăn, acid dạ dày đang làm việc để tiêu hóa thực phẩm có thể chảy ngược vào thực quản gây ra chứng ợ nóng. Trọng lực tạo ra khi đứng và ngồi giúp giữ dịch dạ dày không đi ngược vào thực quản và hỗ trợ đẩy thực phẩm và nước từ dạ dày xuống ruột nhanh hơn.
Hạn chế thực phẩm và đồ uống kích thích tiết acid. Bạn nên ăn thức ăn ít gây ợ nóng và nên tránh những thức ăn gây ợ nóng. Các loại thực phẩm và đồ uống là nguyên nhân gây chứng ợ nóng là cà phê, trà; đồ uống có caffein; đồ uống có ga; đồ uống có cồn; gia vị; tiêu; hành; cà chua và các sản phẩm cà chua; quả cam quýt; thức ăn chiên; thực phẩm giàu chất béo; socola.
Nếu đi ăn ở ngoài, cần chú ý gì để tránh chứng ợ nóng?
Khi đi ăn ngoài, bạn không chủ động kiểm soát được thức ăn và sự chuẩn bị thức ăn như bạn làm ở nhà. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể thưởng thức ăn uống không sợ bị ợ nóng, nếu bạn biết trước những gì để tìm cách thay thế và những gì để yêu cầu.
Khi ăn ở nhà hàng, đừng ngại đặt câu hỏi về cách thức nấu ăn và các thành phần được sử dụng chế biến thực phẩm. Bạn có thể yêu cầu thay thế món khác nếu các món đó không hợp với bạn.
Khi đi ăn bên ngoài nên tránh những món sau: các món ăn chiên, chẳng hạn như bánh mì kẹp thịt, gà chiên và cá chiên; thực phẩm chế biến với bơ hoặc dầu; các món ăn có nhiều chất béo, chẳng hạn như khoai tây chiên; nước sốt salad béo; súp kem; ớt; món ăn với nhiều trái cây có múi; hành; thực phẩm có nhiều pho mát; các loại thực phẩm chứa cà chua, bao gồm cả nước sốt cà chua; nước cam quýt như nước cam và nước chanh; đồ uống có caffein; đồ uống có cồn; socola.
Nên ăn các món: các loại thịt trắng; thịt gà hoặc thịt bò nướng trên bánh mì nguyên hạt; thực phẩm nướng; rau luộc; nước sốt salad ít béo hoặc không béo; các món tráng miệng nhẹ như bánh kem.
Giảm tiêu thụ rượu bia làm giảm chứng ợ nóng
Đối với một số bệnh nhân mắc chứng trào ngược dạ dày thực quản (GERD), ngay cả một thức uống nhỏ sẽ gây ra chứng ợ nóng. Rượu có thể làm tăng sản xuất acid dạ dày và cũng có thể làm giãn cơ vòng dưới của thực quản làm dễ trào ngược acid từ dạ dày lên.
Đối với những người cảm thấy thích uống đồ uống có cồn, sau đây là những lời khuyên để giảm nguy cơ ợ nóng: Pha loãng đồ uống có cồn với nước hoặc với soda; uống một lượng vừa phải các đồ uống có cồn, thường khoảng 100-200ml rượu vang hoặc 200-300ml bia; Khi uống rượu, hãy uống rượu vang trắng thay vì vang màu đỏ; chọn bia hoặc rượu không cồn.
Bỏ thuốc lá
Trong nhiều nghiên cứu, hút thuốc đã được chứng minh là có tác dụng gây ra chứng ợ nóng và GERD. Trong những nghiên cứu này, người hút thuốc đã được theo dõi bằng cách sử dụng máy đo áp lực thực quản hoặc kiểm tra độ pH trong 24 giờ. Kết quả cho thấy, khi các đối tượng thử nghiệm hút thuốc và chỉ vài phút sau đó cho thấy cơ vòng dưới thực quản giãn ra, cho phép các chất dịch trong dạ dày trào ngược trở lại thực quản. Các nghiên cứu khác cho thấy rằng, người hút thuốc lá và có bệnh viêm thực quản ăn mòn sẽ mất nhiều thời gian để chữa bệnh.
Tránh stress kéo dài
Stress không cho thấy thực sự gây ra chứng ợ nóng. Tuy nhiên, stress kéo dài dẫn đến các thay đổi hành vi có thể gây ra chứng ợ nóng. Trong thời gian stress kéo dài, bạn thường không duy trì thói quen bình thường liên quan đến bữa ăn, tập thể dục và thuốc men vì vậy nó có thể gián tiếp dẫn đến chứng ợ nóng. Điều quan trọng là bạn phải tìm cách để giảm bớt stress.
Khi bạn ngủ, cần thực hiện gì để giảm chứng ợ nóng?
Nghiên cứu cho thấy, ngủ với đầu nâng cao có thể giúp giữ dịch trong dạ dày tránh đi ngược vào thực quản. Ngoài ra, những người đi ngủ quá sớm sau khi ăn một bữa ăn lớn có nhiều khả năng bị trào ngược acid dạ dày hơn những người chờ đợi 2-3 giờ sau bữa ăn để đi ngủ.
Lời khuyên của thầy thuốc
Để không bị chứng ợ nóng, bạn hãy thực hiện các lời khuyên sau: Nâng cao đầu và vai khi ngủ. Ngủ nghiêng sang bên trái: Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng vị trí này giúp tiêu hóa tốt hơn và giúp loại bỏ acid dạ dày nhanh hơn. Tốt nhất là đi ngủ sau khi ăn 2-3 giờ. Mặc quần áo thoải mái khi đi ngủ: Quần áo quá chật gây ép chặt bụng, mang nịt thắt lưng khi ngủ có thể bóp dạ dày và có thể làm dịch dạ dày trào ngược vào thực quản.
Dùng thuốc kháng acid khi ợ nóng: thuốc kháng acid có tác dụng nhanh làm giảm chứng ợ nóng mà có thể gặp phải trước khi đi ngủ. Nếu bạn dùng thuốc kháng acid nhiều hơn một lần hoặc hai lần một tuần, nên trao đổi với bác sĩ về một kế hoạch điều trị khác. Chờ ít nhất hai giờ sau bữa ăn rồi mới bắt đầu tập thể dục: tập thể dục khi dạ dày quá đầy có thể gây ra chứng ợ nóng. Kiểm tra thuốc men của bạn: một số loại thuốc có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng ợ nóng, vì vậy cần tư vấn bác sĩ trước khi dùng.
Leave a Reply