Cách nhận biết trẻ bị còi xương
Khám bệnh Online hoàn toàn miễn phí bởi Lương y Nguyễn Hùng
Xem tử vi năm 2016 Bính Thân cho 12 con Giáp dựa theo ngày sinh !!!
Còi xương là một bệnh lý về xương thường gặp ở trẻ dưới 3 tuổi vì đây là giai đoạn phát triển nhất của xương. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe cũng như tinh thần của trẻ, thậm chí còn có thể dẫn đến nhiều biến chứng nặng nề, theo trẻ hết cuộc đời.
Còi xương là một bệnh lý về xương thường gặp ở trẻ dưới 3 tuổi vì đây là giai đoạn phát triển nhất của xương. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe cũng như tinh thần của trẻ, thậm chí còn có thể dẫn đến nhiều biến chứng nặng nề, theo trẻ hết cuộc đời. Vậy dấu hiệu nào chứng tỏ con bạn đã bị còi xương? Hãy theo dõi bài viết dưới đây của chúng tôi!
Giấc ngủ ngắn
Trẻ bị còi xương thường có giấc ngủ ngắn, ngủ không ngon giấc, hay bị giật mình vàvà khóc đêm,…
Ngoài ra, trong khi ngủ, bé còn hay ra mồ hôi trộm.
Táo bón
Hay bị táo bón hoặc đi ngoài phân sống cũng là một dấu hiệu của trẻ bị còi xương. Ở lứa tuổi lớn hơn, trẻ hay kêu đau bụng nhưng chỉ đau ít và trong thời gian ngắn.
Vào buổi chiều hoặc tối muộn, trẻ hay kêu đau nhức xương, tình trạng này hay gặp ở những xương dài, điển hình là xương cẳng chân.
Ban đầu, chỉ có một vài sợi tóc vương trên gối của trẻ nên khiến cha mẹ không chú ý và thường bỏ qua dấu hiệu này. Nhưng sau đó, tóc có thể rụng thành từng mảng, có thể tròn nhẵn thín vùng sau gáy hoặc rụng thành hình vành khăn nối từ tai bên này sang tai bên kia.
Các biểu hiện về xương
Thóp của trẻ bị còi xương thường rộng, bờ thóp mền, lâu kín. Đầu bị bẹp hình cá trê.
Nếu trẻ bị còi xương ngay trong bụng mẹ ( còi xương bào thai) thì dấu hiệu rõ rệt nhất sau 3 tháng sau sinh là trẻ bị mọc bướu trên đỉnh đầu hoặc bướu trán (trán dô).
Biến dạng xương
Các trường hợp còi xương nặng còn xuất hiện rất nhiều di chứng nặng nề như:
Từ 6-12 g đầu sau sinh sẽ xuất hiện các nốt sần trên các đầu xương sườn ( chuỗi hạt sườn) hoặc xương sườn bị cong gây biến dạng lồng ngực (ngực dô ức gà).
Sau một tuổi, còi xương sẽ ảnh hưởng tới chi của trẻ khi trẻ tập đi, gây biến dạng chi như cong xương chi dưới (chân vòng kiềng), đầu gối vẹo ra ngoài, gù vẹo cột sống, khung chậu hẹp, chậm phát triển chiều cao.
Chậm mọc răng
Thông thường, trẻ sẽ mọc răng ở tháng thứ 6 với bé gái và tháng thứ 8 với bé trai.
Chậm phát triển vận động
Trẻ bị còi xương thường biết lẫy, biết bò và biết đi chậm hơn trẻ bình thường.
Ngoài ra, trong trường hợp còi xương cấp tính, trẻ có thể bị co giật do hạ canxi máu.
Các mẹ cần hết sức lưu ý rằng còi xương không chỉ gặp ở những trẻ suy dinh dưỡng mà còn gặp ở cả những trẻ bụ bẫm, vì vậy không nên chủ quan.
Leave a Reply