Trẻ bị còi xương dễ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm
Khám bệnh Online hoàn toàn miễn phí bởi Lương y Nguyễn Hùng
Xem tử vi năm 2016 Bính Thân cho 12 con Giáp dựa theo ngày sinh !!!
Còi xương là một bệnh có thể phòng ngừa được và điều trị khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên không phải bà mẹ nào cũng hiểu cặn kẽ, nhiều bà mẹ cho rằng chỉ có trẻ bị suy dinh dưỡng mới bị còi xương nhưng trẻ bụ bẫm vẫn có thể bị còi xương do nhu cầu về canxi và vitamin D lớn mà cơ thể lại không đáp ứng đủ dẫn tới còi xương.
Còi xương không phải là một bệnh hiểm nghèo như ung thư mà hoàn toàn có thể chữa khỏi nếu được phát hiện và điều trị kịp thời, đúng cách. Tuy nhiên, nếu không có biện pháp khắc phục hợp lý sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm hay những di chứng ảnh hưởng xấu đến ngoại hình gây cho trẻ những tự ti và mặc cảm khi trưởng thành. Những biến chứng của bệnh còi xương sẽ được khát quát cụ thể trong bài viết dưới đây của chúng tôi. Mời các bạn đọc theo dõi!
Khi bị còi xương ở trẻ nhỏ có thể sờ thấy xương sọ mềm, đầu dễ bị méo mó, có thể dẹt phía sau hoặc một bên. Thóp rộng chậm liền, bờ thóp mềm, đầu to có bướu, răng mọc chậm, men răng xấu.
Khi trẻ lớn hơn, còi xương làm biến đổi xương lồng ngực, có chuỗi hạt sườn, các xương chi xuất hiện vòng cổ tay cổ chân. Các cơ nhẽo làm cho trẻ chậm biết lẫy, bò, ngồi, đứng, đi. Nếu không được điều trị kip thời sẽ để lại những di chứng nặng nề như: biến dạng lồng ngực, ngực nhô ra phía trước như ngực ức xương gà, gù vẹo cột sống,chân tay cong, chân vòng kiềng, chân chữ bát…Ảnh hưởng xấu đến ngoại hình của trẻ, từ đó tác động tiêu cực đến tâm lí và tinh thần của trẻ làm cho luôn cảm thấy tự ti mặc cảm.
Còi xương khiến cho khung chậu bị hẹp lại gây ảnh hưởng đến chức năng sinh sản của bé gái sau này.
Thiếu canxi và vitamin D dẫn đến còi xương làm ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất của trẻ. Chiều cao của trẻ không đạt chuẩn, dậy thì muộn, trẻ chậm lớn, thấp bé, nhẹ cân, xanh xao, thiếu máu và hay bị viêm phổi tái đi tái lại.
Bên cạnh đó, còi xương còn ảnh hưởng đến chức năng hô hấp cũng như hệ thần kinh của trẻ do bị xương chèn ép.
Nguy hiểm hơn, đối với những trường hợp bị còi xương nặng, trẻ có thể bị tử vong do thiếu chất dinh dưỡng nuôi cơ thể, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ xương khớp hay những trường hợp tử vong do nhiễm khuẩn hô hấp và điển hình là viêm phổi.
Còi xương là một bệnh có thể phòng ngừa được và điều trị khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên không phải bà mẹ nào cũng hiểu cặn kẽ, nhiều bà mẹ cho rằng chỉ có trẻ bị suy dinh dưỡng mới bị còi xương nhưng trẻ bụ bẫm vẫn có thể bị còi xương do nhu cầu về canxi và vitamin D lớn mà cơ thể lại không đáp ứng đủ dẫn tới còi xương.
Do vậy, các mẹ không nên chủ quan mà cần chú ý con mình để kịp thời phát hiện các dấu hiệu của bệnh còi xương, tránh các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.
Leave a Reply