Những người không nên ăn ngô, gạo lứt
Khám bệnh Online hoàn toàn miễn phí bởi Lương y Nguyễn Hùng
Xem tử vi năm 2016 Bính Thân cho 12 con Giáp dựa theo ngày sinh !!!
Ngô và gạo lứt là thực phẩm được nhiều người ưa chuộng, nhưng không phải ai cũng nên ăn món này.
Lương thực thô (ngô, gạo lứt, gạo cẩm, tiểu mạch, yến mạch, vừng…) có giá trị dinh dưỡng không cao, hơn nữa lại khó tiêu hóa. Bên cạnh đó, lượng lớn chất xơ phong phú trong lương thực chưa qua tinh chế có thể ảnh hưởng đến việc hấp thụ các chất dinh dưỡng như canxi, sắt của cơ thể. Theo gmw.cn, 7 nhóm người dưới đây không nên thường xuyên ăn các loại lương thực này.
1. Chức năng tiêu hóa kém: Nhóm người này nếu ăn quá nhiều chất xơ sẽ tạo gánh nặng lớn cho dạ dày.
2. Thiếu canxi, sắt: Trong lương thực thô có chứa axit phytic và chất xơ, kết hợp với nhau tạo thành chất kết tủa, gây cản trở việc cơ thể hấp thụ khoáng chất.
3. Người có bệnh về hệ tiêu hóa: Bệnh nhân xơ gan, giãn tĩnh mạch thực quản hay loét dạ dày, tiếp nạp lượng lớn lương thực thô dễ gây giãn nứt tĩnh mạch và chảy máu dạ dày.
4. Khả năng miễn dịch kém: Nếu bạn thường xuyên tiếp nạp hơn 50 g chất xơ mỗi ngày, sẽ làm cản trở việc bổ sung protein, tỷ lệ sử dụng chất béo giảm, gây tổn hại đến chức năng của xương, tim, máu …, từ đó làm giảm khả năng miễn dịch của cơ thể.
5. Hoạt động thể lực nặng: Giá trị dinh dưỡng của lương thực thô thấp, ít năng lượng, không thể cung cấp đủ dinh dưỡng cho những người lao động thể lực nặng.
6. Thanh thiếu niên đang ở tuổi dậy thì: Do giai đoạn dậy thì có nhu cầu đặc biệt về dinh dưỡng và năng lượng, cùng với yêu cầu sinh lý của các kích thích tố, lương thực thô không những cản trở sự hấp thụ cholesterol và chuyển đổi nó thành hormone, mà còn gây trở ngại cho việc hấp thu và sử dụng các nguyên tố dinh dưỡng.
7. Người già và trẻ nhỏ: Do chức năng tiêu hóa của người già đã suy yếu, còn chức năng tiêu hóa của trẻ em chưa hoàn thiện, nên việc tiêu hóa lượng lớn chất xơ có trong các loại lương thực này tạo gánh nặng rất lớn cho dạ dày.
Chuyên gia dinh dưỡng cho biết, tiêu thụ lương thực thô là cần thiết, nhưng phải chú ý kết hợp với các thực phẩm giàu dinh dưỡng khác. Ví dụ, bạn có thể dùng lương thực thô nấu cháo hoặc trộn lẫn với ngũ cốc tinh chế để ăn, kết hợp với thực phẩm giàu protein, khoáng chất để hỗ trợ hấp thụ.
Đồng thời, nhóm người không thích hợp ăn lương thực thô nhiều nên hạn chế tối đa tiêu thụ loại thực phẩm này, để tránh dẫn đến suy dinh dưỡng.
Theo Phunutoday
Leave a Reply