Những cách uống thuốc sai lầm sinh bệnh
Khám bệnh Online hoàn toàn miễn phí bởi Lương y Nguyễn Hùng
Xem tử vi năm 2016 Bính Thân cho 12 con Giáp dựa theo ngày sinh !!!
Hãy bỏ ngay những thói quen sai lầm khi dùng thuốc khiến càng uống bệnh càng nặng dưới đây!
Những cách uống thuốc sai lầm sinh bệnh, bạn chớ mắc phải để không gây ảnh hưởng tới sức khỏe của mình, cũng như bảo đảm an toàn cho người thân khi chăm sóc họ.
Sai lầm khi dùng thuốc giảm đau
Đau có lẽ là triệu chứng mà nhiều người gặp phải trong cuộc sống. Có thể là cơn đau đầu, đau lưng, đau dạ dày, đau khớp… Tuy nhiên, khi dùng thuốc giảm đau, nhiều người vẫn mắc phải những sai lầm nghiêm trọng.
Có những người do cơn đau đột ngột, vội vã tìm thuốc uống rồi dùng ngay bia, rượu để uống thuốc. Sai lầm lày khiến làm tăng tác hại lên các cơ quan khác của cơ thể. Chẳng hạn dùng rượu để uống thuốc đau đầu sẽ làm tăng tác hại lên gan, vì bản thân rượu và thuốc giảm đau riêng rẽ đều là những thứ không tốt cho gan.
Có những người lại uống thuốc giảm đau khi đang lái xe, việc làm này cũng nguy hiểm không kém. Thuốc giảm đau có thể làm cho bạn buồn ngủ và gây nguy hiểm khi lái xe.
Bóc vỏ thuốc “con nhộng”
Một số thuốc được bào chế dưới dạng viên con nhộng hay còn gọi là viên bao phim. Một trong số các mục đích quan trọng nhất của viên bao phim là tránh không cho thuốc bị phân hủy bởi dịch dạ dày. Dịch dạ dày có nồng độ acid cao (độ pH thấp), là thứ có hoạt tính mạnh, rất dễ phân hủy các thuốc này, nhất là kháng sinh dòng beta lactam như penicillin, amoxillin… Do vậy, nếu bóc lớp vỏ phim này ra để lấy bột thuốc bên trong hòa tan cho dễ uống có thể làm dịch dạ dày phân hủy thuốc thành thứ không còn tác dụng nữa và mục đích chữa bệnh không đạt được.
Vì vậy, với những viên bao phim không nên bóc lớp vỏ phim ra để lấy thuốc bên trong.
Uống khi thuốc chưa tan
Các thuốc được bào chế dưới dạng viên nén sủi bọt có ưu điểm hấp thu nhanh, tác dụng mạnh. Khi dùng cần cho thuốc hòa tan hoàn toàn trong nước rồi mới uống. Thao tác này đảm bảo cho thuốc được hòa tan hoàn toàn trong nước tạo một dung dịch đồng nhất cùng với dẫn chất làm cho thuốc được hấp thu dễ dàng.
Vì vậy cần phải đợi cho thuốc tan hết, đến khi nào không còn bọt khí sủi lên và thuốc không còn một thể rắn nào trong cốc nước thì hãy uống.
Theo Phunutoday
Leave a Reply