Phòng tránh bẹt đầu ở bé sơ sinh
Khám bệnh Online hoàn toàn miễn phí bởi Lương y Nguyễn Hùng
Xem tử vi năm 2016 Bính Thân cho 12 con Giáp dựa theo ngày sinh !!!
Hội chứng bẹt đầu có thể ảnh hưởng đến 16 trong 1000 bé mới sinh. Các dấu hiệu đầu bẹt khác nhau nhưng phổ biến là lõm ở phía sau đầu hoặc một bên đầu (giáp tai), trán phồng lên hoặc một bên mắt dường như to hơn.
Các dấu hiệu bẹt đầu
Cách kiểm tra đầu bé có bị bẹt không là quan sát đầu bé từ phía trên. Nếu bé nhà mẹ có xu hướng bẹt đầu thì hộp sọ nhìn giống như hình chữ nhật hơn là giống hình một quả trứng.
Tuy nhiên bộ não của bé thường không bị ảnh hưởng và có khả năng tự điều chỉnh theo thời gian. Điểm lo ngại nhất khi thấy con bị bẹt đầu là yếu tố thẩm mỹ. Ngoài ra, nó cũng gây khó khăn cho bé một chút trong sinh hoạt; chẳng hạn, bé thích quay đầu sang một bên để ăn và có thể khiến bé khó tìm được vị trí ngủ thoải mái.
Nguyên nhân
Một số trường hợp hiếm, hội chứng đầu bẹt xảy ra từ lúc bé còn nằm trong bụng mẹ (ví dụ, hai bé song sinh có thể bị chèn ép lại với nhau); sinh non (xương trong hộp sọ chưa đủ thời gian để hoàn thiện); người mẹ bị thiểu ối (không đủ nước ối để nâng đỡ và bảo vệ bé).
Nguyên nhân khác là do tác động từ những yếu tố bên ngoài như thói quen đặt bé nằm về một phía trong thời gian dài.
Đầu bẹt và bé nằm ngửa
Trong những năm gần đây, bác sĩ luôn khuyến cáo cha mẹ nên cho con nằm ngửa để giảm thiểu hội chứng đột tử khi ngủ ở bé. Một số ý kiến cho rằng, điều này làm gia tăng số trường hợp bị bẹt đầu nhưng phải thừa nhận rằng, nằm ngửa an toàn hơn cho bé so với nguy cơ bẹt đầu.
Chẩn đoán sớm
Như hầu hết các vấn đề về sức khỏe, chấn đoán sớm là điều cần thiết. Các bé có thể cần điều trị chứng bẹt đầu sớm hơn và tham gia các bài tập trị liệu càng sớm càng tốt, nếu cần. Cha mẹ nên kiểm tra xem đầu bé có bẹt không ở khoảng 2 tháng tuổi. Trước độ tuổi này, bé có thể tự phục hồi nhanh.
Phòng tránh
– Không đặt bé trên ghế ôtô bằng những vật liệu cứng trong thời gian dài: Nếu mẹ phải đưa con ra ngoài, nên luân phiên giữa xe đẩy hoặc địu con để thay đổi vị trí của bé.
Bế bé khi bé thức giấc cũng giúp giảm áp lực cho đầu của bé từ nôi, cũi hoặc xe đẩy dành cho bé sơ sinh.
– Cho bé nằm sấp khi thức giấc: Nằm sấp lúc thức không chỉ giúp bé phát triển các cơ đầu, cơ cổ mà còn tránh hình thành điểm lõm trên đầu. Tuy nhiên, mẹ không được đặt bé nằm sấp trong cũi và rời khỏi phòng. Có rất nhiều loại đồ chơi khuyến khích hoạt động nằm sấp ở bé, chẳng hạn thảm đồ chơi, lều đồ chơi, gương đồ chơi bằng nhựa…
– Thay đổi vị trí nằm: Nếu mẹ thường xuyên đặt bé ngủ ở một bên đầu trong một tuần thì sang tuần sau, mẹ cần xoay đầu bé về hướng đối diện.
Hãy chắc chắn mẹ nuôi con bằng sữa mẹ trong những tháng đầu đời. Việc đổi cho bé ti từng bên ngực mẹ cũng giúp bé hạn chế được chứng bẹt đầu.
– Sắp xếp lại đồ chơi treo cũi: Với những đồ chơi gắn ở cũi, cha mẹ nên thỉnh thoảng đổi vị trí của đồ chơi cho bé. Với vị trí mới, bé phải xoay đầu và hướng mắt sang chỗ khác – tránh tình trạng đầu luôn ở một tư thế trong thời gian dài.
Ngoài ra, mẹ cũng nên thường xuyên đổi vị trí nôi (cũi) cho bé. Chẳng hạn, với những bé thích hướng ra cửa để nhìn bố mẹ thì mẹ có thể xoay ngược lại cũi.
Theo Tổng Hợp
Leave a Reply