Có nên cắt hay không khi bị viêm amidan mãn tính ?
Khám bệnh Online hoàn toàn miễn phí bởi Lương y Nguyễn Hùng
Xem tử vi năm 2016 Bính Thân cho 12 con Giáp dựa theo ngày sinh !!!
Viêm amidan mãn tính lâu ngày chắc chắn sẽ gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng như: áp xe amidan, viêm mũi, viêm xoang, viêm tai giữa, viêm tấy hạch dưới hàm, áp xe thành họng. Hoặc nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến viêm thận, viêm khớp, nhiễm khuẩn huyết… cần được điều trị tích cực theo hướng dẫn của bác sĩ hoặc phẫu thuật nếu được chỉ định.
Viêm amidan xuất hiện liên tục và không được điều trị tích cực có thể dẫn đến tình trạng mãn tính, tái phát liên tục với các triệu chứng ho, đau rát họng, sốt, mệt mỏi, ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe. Cắt amidan là một trong những biện pháp chữa trị viêm amidan thường được áp dụng trước kia, tuy vậy bị viêm amidan mãn tính có nên cắt không?
Phân biệt viêm amidan cấp, viêm amidan mãn tính và viêm họng
Trước hết cần nhận biết rõ triệu chứng bệnh là mãn tính, cấp tính hay chỉ là viêm họng thông thường để tìm ra nguyên nhân và giải pháp điều trị phù hợp.
– Viêm amidan cấp tính: viêm nhiễm khuẩn giới hạn do vi khuẩn hoặc siêu vi khuẩn xâm nhập. Thường có triệu chứng: sốt cao, rét run, đau họng, khó nuốt, hơi thở có mùi, sưng hạch dưới hàm, nhức đầu, mệt mỏi, đau nhức cơ khớp… Có thể biến chứng thành áp xe amiddan, áp xe hạch cổ viêm tai giữa, viêm mũi xoang…
– Viêm amidan mãn tính: biểu hiện của nhiều đợt viêm amidan cấp tái diễn, triệu chứng kéo dài trong nhiều tuần, thuyên giảm và xuất hiện trở lại, có thể xảy ra ở cả người lớn và trẻ nhỏ.
viêm amidan mãn tính có nên cắt không?
– Viêm họng: với các biểu hiện nhẹ hơn viêm amidan, khiến người bệnh cảm thấ đau họng, sưng họng, có thể gây sốt, thường đi kèm theo cảm cúm và khỏi sau khi hết bệnh cúm.
Viêm amidan mãn tính có nguy hiểm?
Viêm amidan mãn tính xuất hiện do các triệu chứng viêm amidan cấp tính không được điều trị kịp thời, triệt để… lâu ngày dẫn đến mãn tính. Bệnh thường xuất hiện với các biểu hiện giống như viêm amidan cấp tính với các phản ứng viêm dai dẳng, liên tục trong nhiều tuần, thuyên giảm và lại xuất hiện trở lại.
Các triệu chứng viêm amidan mãn tính thường gặp:
Đau họng nhiều, liên tục, thường xuyên.
Sốt nhẹ.
Mệt mỏi, đau nhức xương khớp.
Có hạch sưng to ở cổ.
Amidan thấy sưng to hoặc teo nhỏ, bề mặt amidan nhìn vào thấy có các chấm trắng như bã đậu.
Ở trẻ nhỏ có các biểu hiện: amidan to gây rối loạn hô hấp, ngủ ngáy, khó phát âm, giọng nói bị trầm, khó nuốt gây chán ăn, ảnh hưởng vị giác, dễ bị nôn, ói…
Viêm amidan mãn tính lâu ngày chắc chắn sẽ gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng như: áp xe amidan, viêm mũi, viêm xoang, viêm tai giữa, viêm tấy hạch dưới hàm, áp xe thành họng. Hoặc nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến viêm thận, viêm khớp, nhiễm khuẩn huyết… cần được điều trị tích cực theo hướng dẫn của bác sĩ hoặc phẫu thuật nếu được chỉ định.
Cắt amidan là giải pháp điều trị tích cực nhất được các bác sĩ chỉ định thực hiện nhằm loại bỏ tổ chức Amidan nay đã không còn khả năng miễn dịch cho cơ thể. Nếu không cắt, amidan sẽ liên tục trở thành ổ viêm chứa nhiều loại vi khuẩn đi vào phát triển, trường hợp quá phát sẽ gây bít tắc hô hấp, thậm chí phát triển thành u ác tính rất nguy hiểm.
Viêm amidan mãn tính có nên cắt?
Câu trả lời là có, nếu tình trạng viêm amidan đã không thể chữa lành bằng phương pháp điều trị thuốc. Cụ thể những trường hợp sau sẽ được chỉ định thực hiện phẫu thuật cắt amidan:
– Viêm amidan đã trải qua 4 đợt tái phát trong thời gian gần dù đã được điều trị tích cực trong 4-6 tuần nhưng vẫn bị đau họng, nổi hạch cổ, hơi thở có mùi.
– Viêm amidan gây biến chứng sốt, thấp khớp, viêm tai giữa, viêm xoang… và tái phát nhiều lần.
– Áp xe amidan phải nhập viện điều trị.
– Amidan quá phát gây bí tắc hô hấp, gây ra các biểu hiện ngủ ngáy, ngủ không yên, có thể ngưng thở khi ngủ, gặp khó khăn trong phát âm, chậm phát triển thể chất.
– Amidan sưng to một bên, nổi hạch cổ, có khả năng là dấu hiệu của ung thư amidan, cần được kiểm tra cụ thể.
Cắt amidan do viêm mãn tính có thể xuất hiện ở cả trẻ nhỏ và sẽ vẫn được chỉ định phẫu thuật nếu cần thiết. Nếu trì hoãn việc phẫu thuật có thể dẫn đến tình trạng nhiễm khuẩn toàn thân, nguy cơ biến chứng nghiêm trọng và dẫn đến ung thư.
Chỉ những trường hợp bệnh nhân bị rối loạn đông máu hoặc mắc phải có chứng bệnh hemophilia A, B, C, suy tủy, xuất huyết giảm tiểu cầu, ung thư máu… cần được cân nhắc trước khi phẫu thuật.
Phòng ngừa nguy cơ bị viêm amidan mãn tính
Cách tốt nhất để phòng ngừa nguy cơ viêm amidan mãn tính là áp dụng các biện pháp ngừa amidan xuất hiện cũng như điều trị tích cực ngay từ khi có các dấu hiệu cấp tính.
– Giữ vệ sinh khoang miệng thường xuyên bằng cách đánh răng ngày 2 lần, súc miệng bằng nước muối sinh lý.
– Giữ ấm vùng mũi, họng khi môi trường ô nhiễm, chuyển lạnh hoặc khi bị cảm cúm.
– Hạn chế thói quen sử dụng thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh.
Ngăn ngừa viêm amidan cho cả người lớn và trẻ nhỏ thường xuyên là cách tốt nhất đển hạn chế nguy cơ xuất hiện amidan mãn tính và cấp tính. Bị viêm amidan mãn tính có nên cắt không? câu trả lời là có. Tuy vậy cần đảm bảo tư vấn ý kiến bác sĩ trước khi phẫu thuật, cũng như tích cực điều trị bệnh từ sớm để hạn chế nguy cơ chuyển sang mãn tính.
Leave a Reply