Các biến chứng thai nghén do mẹ béo phì

check Các biến chứng thai nghén do mẹ béo phì Khám bệnh Online hoàn toàn miễn phí bởi Lương y Nguyễn Hùng
new Các biến chứng thai nghén do mẹ béo phì Xem tử vi năm 2016 Bính Thân cho 12 con Giáp dựa theo ngày sinh !!!

hanghiem Các biến chứng thai nghén do mẹ béo phì

Tất cả phụ nữ khi đều có thể bị các biến chứng do thai nghén nhưng người bị sẽ phải đối mặt với nhiều biến chứng hơn.

Trong thai kỳ: Người mẹ có thể mắc bệnh tiểu đường, tiền sản giật, gặp hiện tượng ngưng thở tạm thời lúc thai phụ ngủ.

Người mẹ béo phì cũng có thể gặp những bất thường trong quá trình tăng trưởng và phát triển của .

Lúc lâm bồn: Cuộc chuyển dạ của thường tiến triển không bình thường. Thai phụ sinh khó do hai vai của bé thường bị kẹt vùng xương chậu ở cửa mình của mẹ trong lúc sinh. Việc theo dõi nhịp tim của em bé cũng khó khăn hơn do thành bụng dày.

Nguy cơ phải sinh mổ và các biến chứng liên quan đến quá trình phẫu thuật vì thế cũng tăng lên. Ca mổ thường được tiến hành khó khăn hơn bình thường.

Sau khi sinh: Người mẹ có nguy cơ bị nhiễm trùng vết thương, mắc chứng trầm cảm.

bau11 Các biến chứng thai nghén do mẹ béo phì

Nguy cơ khác với thai nhi

Nguy cơ sảy thai, thai chết lưu ở các thai phụ béo phì là rất cao. Có mẹ thừa cân, bé dễ bị dị tật bẩm sinh dây thần kinh, đặc biệt là tật nứt đốt sống.

Nhiều khả năng bé chào đời không được khoẻ mạnh, thường phải chăm sóc đặc biệt trong giai đoạn đầu và có thể bị một số tổn hại về thần kinh.

Nhận biết thai phụ béo phì

Các chuyên gia y tế của Viện Dinh dưỡng Quốc gia khuyến cáo, nếu mẹ tăng quá 2kg trong một tháng hoặc trên 1kg mỗi tuần lại là dấu hiệu của bệnh lý.

Ở các nước châu Âu, người ta thường khuyến cáo mẹ nên tăng khoảng 11-16kg. Nhưng ở Việt Nam, khuyến cáo của Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho rằng mức tăng cân của người mẹ mang thai trong thời gian 9 tháng lý tưởng nhất là 10-12kg.

Trong đó, 3 tháng đầu tăng 1kg, 3 tháng giữa tăng 4-5kg và 3 tháng cuối tăng 5-6kg.

Nếu 3 tháng giữa tăng dưới 3kg và 3 tháng cuối tăng dưới 4kg thì người mẹ có nguy cơ bị đẻ non hoặc suy dinh dưỡng bào thai, em bé thường chỉ đạt cân nặng dưới 2,5kg.

Còn những mẹ tăng cân quá nhanh dễ sinh ra những bé thừa cân và có nguy cơ phải .

Giảm nguy cơ biến chứng cho mẹ béo phì

Những thai phụ bị béo phì cần được theo dõi đặc biệt. Trong giai đoạn đầu của thai kỳ, người mẹ sẽ được kiểm tra xem có bị tiểu đường hay không. Trước khi sinh, thai phụ sẽ được kiểm tra ở khoa gây mê để tránh những tình huống xấu có thể xảy ra trong khi sinh.

Người mẹ béo phì cần đi khám thai thường xuyên hơn. Ngoài ra, họ cần đến khám ở chuyên khoa dinh dưỡng để được phát hiện sớm các biến chứng trong thai kỳ cũng như để được tư vấn về chế độ dinh dưỡng và tập luyện thích hợp.

Các môn thể dục phù hợp cho đối tượng này bao gồm: yoga, đi bộ, pilates, thái cực quyền.

Bổ sung dinh dưỡng hợp lý, tránh béo phì

Cũng theo các chuyên gia y tế của Viện Dinh dưỡng, nhu cầu năng lượng trong khẩu phần của phụ nữ mang thai nhiều hơn khi không có thai là 350Kcal (bình thường là 2.200Kcal, khi có thai là 2.550Kcal). Nếu chỉ cần tăng thêm hai bát cơm mỗi ngày là đã đưa vào cơ thể 300 Kcal, gần đủ lượng Kcal cần thiết cho bà bầu.

Tuy nhiên, để phòng chống suy dinh dưỡng bào thai và thiếu máu do thiếu sắt trong thời kỳ mang thai, các mẹ bầu nên ăn đa dạng thức ăn và lưu ý loại thức ăn giàu chất sắt như tim, bầu dục, trứng, cá, thuỷ sản, đậu đỗ… và các thức ăn giàu vitamin C vì vitamin C có tác dụng tăng cường hấp thụ sắt.

Tránh quá liều

Bác sĩ Nguyễn Thị Hoa (Khoa Dinh dưỡng, Bệnh viện Nhi đồng 1) cho biết, không ít mẹ bầu đã bổ sung quá nhiều chất canxi dẫn đến không những tăng thêm nguy cơ bị sỏi thận và tắc sữa, mà còn khiến cho nhau thai bị canxi hóa quá sớm.

Canxi còn có thể dẫn đến những nhân tố phát bệnh ung thư. Do đó, cách tốt nhất là qua ăn uống để bổ sung canxi, những chị em thiếu canxi nên uống canxi theo sự hướng dẫn của bác sĩ.

Không ăn quá nhiều hoa quả

Một sự hiểu lầm rất dễ gặp khác là, các mẹ bầu thường nghĩ rằng ăn nhiều hoa quả sẽ tốt cho thai nhi. Có nhiều chị em một ngày ăn 1-2kg hoa quả và hạt, hấp thụ quá nhiều Kcal, mỡ và đường, trong thời gian mang thai dễ bị béo phì, bệnh tiểu đường, thai nhi quá to.

Theo các bác sĩ, ăn hoa quả là tốt nhưng phải điều độ, thông thường nên ăn khoảng 250 gram/ngày.

Theo Tổng Hợp

thegioicaythuoc Các biến chứng thai nghén do mẹ béo phì

300x250 holy Các biến chứng thai nghén do mẹ béo phì

Cùng Chuyên Mục

Bình Luận Facebook

bình luận

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Hotline 24H Mua Hang Online