5 tác dụng phụ thường gặp khi sử dụng thuốc tránh thai
Khám bệnh Online hoàn toàn miễn phí bởi Lương y Nguyễn Hùng
Xem tử vi năm 2016 Bính Thân cho 12 con Giáp dựa theo ngày sinh !!!
Hầu hết các loại thuốc tránh thai sử dụng phương pháp thay đổi nội tiết tố đều có một số tác dụng phụ nhất định. Thông thường, những tác dụng phụ này không gây hậu quả nghiêm trọng mà chỉ gây một chút phiền hà, rắc rối cho chị em phụ nữ. Hãy cùng tìm hiểu 5 tác dụng phụ thường gặp từ thuốc tránh thai và các biện pháp xử lý.
1. Đau đầu, chóng mặt, căng tức vú
Tuy nhiên các chuyên gia cho rằng tác dụng phụ này sẽ nhanh chóng biến mất sau một thời gian sử dụng thuốc tránh thai. Do đó, đừng quá lo lắng về nó. Nếu triệu chứng này vẫn không hết sau một thời gian dùng thuốc, có thể bạn nên thay đổi loại thuốc tránh thai.
2. Buồn nôn
Triệu chứng này có thể sẽ biến mất sau một vài tháng sử dụng thuốc. Nếu bạn vẫn tiếp tục buồn nôn và đang sử dụng thuốc, hãy uống thuốc kèm với đồ ăn.
Nếu bạn đang sử dụng phương pháp đặt vòng hoặc miếng dán tránh thai, có thể bạn nên thay đổi biện pháp tránh thai.
3. Giảm ham muốn
Nếu bạn gặp phải tác dụng phụ này cách tốt nhất là nên thử dùng loại thuốc tránh thai có thành phần khác, chứa hàm lượng androgenic cao hơn (hooc-môn gần giống như testosterone). Nếu điều đó vẫn không có hiệu quả, hãy kết hợp thử những phương pháp tránh thai khác.
4. Biến đổi tâm trang thất thường
Nếu bạn nhận thấy việc sử dụng thuốc tránh thai là nguyên nhân gây khiến bạn trở nên buồn bã, chán nản mà không phải do bất kỳ yếu tố nào khác thì bạn nên thay đổi loại phương pháp tránh thai khác thay vì dùng thuốc.
Các phương pháp thay đổi nội tiết tố sẽ đều cho kết quả tương tự nếu bạn bị trầm cảm do sử dụng thuốc tránh thai. Nếu bạn vẫn muốn tiếp tục sử dụng thuốc, bạn có thể sẽ phải kết hợp uống thuốc chống trầm cảm. Nên tư vấn với bác sĩ trước khi sử dụng thuốc.
5. Ra máu bất thường ở âm đạo
Đây là tác dụng phụ khiến phụ nữ lo lắng nhiều nhất. Các loại viên thuốc tránh thai kết hợp, dưới dạng viên, dạng dán: kiểu ra máu không đều, khoảng 20%, xảy ra trong 3 tháng đầu, sang tháng thứ tư trở đi ra máu ổn định trong chu kỳ kinh mà không có sự ra máu bất thường. Đối viên thuốc chỉ chứa progesterone dạng uống, có 1/3 số phụ nữ có sự thay đổi chu kỳ kinh, trong đó chiếm 10%, có ra máu thường xuyên ngoài chu kỳ. Đôi khi sự ra máu không ổn định theo chu kỳ kinh. Đối với loại thuốc tiêm và thuốc dạng que cấy chỉ chứa progesterone thường có rối loạn ra máu, trong đó khoảng 35% có hiện tượng vô kinh. Sau 6 tháng sử dụng, có khoảng 15% ra máu kéo dài hơn chu kỳ kinh.
Đối với viên thuốc ngừa thai kết hợp tiếp tục uống trong 3 tháng: với những loại viên ngừa thai chỉ có progesterone vẫn có thể dùng, không nhất thiết phải hỗ trợ việc dùng kèm với một loại thuốc khác để cải thiện việc ra máu, lợi ích dùng để tránh thai vẫn mang lại nhiều hiệu quả hơn là nguy cơ. Riêng thuốc ngừa thai dạng que cấy hay dạng tiêm, vẫn sử dụng có thể kết hợp Mefenamid acid 500mg uống liên tục trong 5 ngày, mỗi ngày 3 lần, mỗi lần 1 viên, một khi có sự ra máu kéo dài, hoặc ra máu nhiều. Chú ý dùng Mefenamid acid, không dùng cho người nhạy cảm với thuốc hoặc loét dạ dày.
Các chọn lựa điều trị ra máu bất thường ở phụ nữ sử dụng que cấy: chỉ định lấy que cấy ra một khi: người sử dụng yêu cầu, ra máu kéo dài khi điều trị nội khoa thất bại, ra máu nhiều và cách điều trị hỗ trợ can thiệp không hiệu quả.
Khi phụ nữ sử dụng nội tiết tránh thai, có hiện tượng ra máu ngoài chu kỳ kinh hoặc mỗi chu kỳ kinh xảy ra, lượng ra máu nhiều hơn, cần thiết đi khám phụ khoa và có ý kiến của bác sĩ chuyên khoa. Chọn lựa điều trị ra máu bất thường mà có sử dụng biện pháp tránh thai chỉ có progesterone cần thêm các dấu hiệu chứng cứ để có lựa chọn điều trị hiệu quả. Trước khi lựa chọn các biện pháp tránh thai dùng dạng nội tiết, nhất thiết phải được tư vấn của bác sĩ chuyên khoa về kiểu ra máu được mong đợi.
Theo Suckhoedoisong
Leave a Reply