Ăn dứa sai cách gây hại cho sức khỏe
Khám bệnh Online hoàn toàn miễn phí bởi Lương y Nguyễn Hùng
Xem tử vi năm 2016 Bính Thân cho 12 con Giáp dựa theo ngày sinh !!!
Ăn dứa sai cách gây hại khôn lường cho sức khỏe – các bạn hãy lưu ý ngay để tránh trường hợp đáng tiếc xảy ra.
Nguy cơ của dứa với sức khỏe
Ăn quá nhiều dứa có thể dẫn đến sưng hoặc đau môi, rát lưỡi và má trong. Đó là do bromelain có đặc tính làm mềm thịt. Tình trạng này sẽ chấm dứt trong vòng vài giờ, nhưng nếu nó vẫn tiếp tục, bạn có thể bị phát ban, nổi mề đay hoặc khó thở, lúc đó, bạn nên tìm kiếm sự trợ giúp y tế ngay lập tức. Nhiều trường hợp nặng sẽ dẫn tới dị ứng với dứa.
Quá nhiều vitamin C có thể dẫn đến tiêu chảy, buồn nôn, đau bụng, ợ nóng, nôn mửa, đau đầu và mất ngủ. Thêm vào đó, quá nhiều bromelain có thể gây phát ban da, nôn mửa, tiêu chảy và kinh nguyệt không đều. Bromelain cũng có thể tương tác với một số loại thuốc. Những người sử dụng thuốc kháng sinh, thuốc chống đông máu, chống co giật, chống trầm cảm, chống mất ngủ và thuốc an thần không nên ăn quá nhiều dứa.
Ăn dứa bị dập, nát: Dứa là loại cây bụi mọc sát mặt đất, vỏ lại xù xì nên quả dứa là nơi cư trú của nấm. Khi dứa bị dập nát, dịch bào thấm ra, nấm sẽ phát triển. Đây là điều kiện thuận lợi cho nấm xâm nhập sâu vào trong quả dứa, gây ngộ độc cho người ăn.
Ăn quá nhiều dứa có thể dẫn đến sưng hoặc đau môi, rát lưỡi và má trong.
Thực tế, có không ít người bị ngộ độc, nặng là tử vong vì dứa. Các triệu chứng ngộ độc thường thấy là mệt mỏi, khó chịu, ngứa ngáy, nổi mề đay… Để đề phòng tai biến, nên ăn dứa tươi, còn nguyên, không dập nát.
Ăn dứa chưa chín hoặc uống nước ép dứa chưa chín rất nguy hiểm. Trong trạng thái này, dứa vô cùng độc hại với con người và có thể dẫn đến tiêu chảy nặng và nôn mửa. Ăn quá nhiều lõi dứa có thể khiến cho những búi chất xơ hình thành trong đường ruột.
Những sự thật có thể bạn chưa biết về dứa
1. Từ ‘”dứa” trong tiếng Anh, “pineapple”, có nguồn gốc là từ tiếng Tây Ban Nha “piña”, được sử dụng lần đầu vào năm 1398 để chỉ một quả thông. 300 năm sau, từ “quả thông” (pinecone) ra đời, do đó, “pineapple” chính thức là từ để chỉ quả dứa.
2. Dứa được phát hiện vào năm 1493 bởi những người châu Âu trên hòn đảo Guadalupe thuộc vùng biển Caribbe.
3. Những nỗ lực ban đầu của người châu Âu để trồng dứa đã thất bại ê chề cho đến khi họ nhận ra rằng loại quả này cần khí hậu nhiệt đới để sinh trưởng. Mãi đến cuối thế kỉ thứ 16, những nhà thám hiểm người Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha mới giới thiệu dứa vào các thuộc địa ở khu vực châu Á, châu Phi và Nam Thái Bình Dương.
4. Do dứa rất dễ hỏng, nên dứa tươi là một sản vật hiếm cho những thuộc địa ở Bắc Mỹ. Dứa bọc đường là một món ăn xa xỉ, và dứa tươi nghiễm nhiên trở thành biểu tượng cho quyền lực và đẳng cấp xã hội.
5. Dứa được trồng lần đầu ở Hawaii vào thế kỉ thứ 18. Hawaii cũng là bang duy nhất ở Mỹ trồng được dứa.
6. Các nước khác trồng dứa với mục đích thương mại là Thái Lan, Phillipines, Trung Quốc, Brazil và Mexico.
7. Phải mất 3 năm để một cây dứa trưởng thành.
8. Ngành công nghiệp dứa sử dụng mọi bộ phận của quả dứa. Phần vỏ, lõi và lá dứa được sử dụng đề sản xuất nhiều loại sản phẩm như dấm, đồ uống chứa cồn và thức ăn cho động vật.
Theo Phunutoday
Leave a Reply