Các bước sơ cứu khi bị ngộ độc thực phẩm

check Các bước sơ cứu khi bị ngộ độc thực phẩm Khám bệnh Online hoàn toàn miễn phí bởi Lương y Nguyễn Hùng
new Các bước sơ cứu khi bị ngộ độc thực phẩm Xem tử vi năm 2016 Bính Thân cho 12 con Giáp dựa theo ngày sinh !!!

hanghiem Các bước sơ cứu khi bị ngộ độc thực phẩm

Sơ cứu điều mà mọi người đều phải biết để cứu người thân của mình nhanh nhất có thể!

Cách nhận biết thực phẩm nhanh nhất, thường có triệu chứng buồn nôn, nôn mửa, đi ngoài, đau bụng thậm chí đi ngoài nhiều lần. Nhưng với loại này thường dễ xử lý hơn là các loại tự nhiên.

1109 Các bước sơ cứu khi bị ngộ độc thực phẩm

điều mà mọi người đều phải biết.

Các bước sơ cứu

– Cho người bệnh nghỉ ngơi và gây nôn bằng cách cho người bệnh uống nhiều chất lỏng, có thể pha một cốc nước muối loãng cho người bệnh uống rồi kích thích cổ họng (dùng tay cho để chặn lưỡi) cho đến khi nôn ra được (chú ý nâng đầu người bệnh lên cao tránh bị trào ngược vào phổi).

Trường hợp này, người ngộ độc nôn càng nhiều thì cơ thể càng mau đẩy được độc tố ra ngoài. Và chỉ tiến hành phương pháp này nếu người trúng độc vẫn tỉnh. Nếu bị hôn mê thì tuyệt đối không được làm vì có thể gây tắc thở vì sặc.

– Cho uống nước để bù và chống mất nước, đồng thời giúp trung hòa chất độc trong cơ thể người bệnh. Tỷ lệ pha theo đúng hướng dẫn.

– Khi bệnh nhân mất nước do ói và tiêu chảy nhiều, đặc biệt là ở trẻ em và người già, cần được cho uống ngay, càng sớm càng tốt (có thể uống nước chín, nước lọc tại nhà trước khi đi đến bệnh viện). Trong những trường hợp nặng bác sĩ cần phải truyền dịch qua đường tĩnh mạch tại bệnh viện.

– Đặt người bệnh nằm ngửa, đầu thấp. Bạn cũng nên để ý, nếu có biểu hiện nghẹt thở nên kéo lưỡi người bệnh ra ngoài để tránh lưỡi bị thụt vào gây ngạt thở, nguy hiểm đến tính mạng.

– Đưa đến cơ sở y tế: Nếu cảm thấy người ngộ độc chưa có dấu hiệu hồi phục, hoặc cảm thấy họ bị ngộ độc quá nặng, nên đưa người ngộ độc đến các cơ sở y tế để bác sỹ tiến hành rửa ruột cho người ngộ độc hoặc các biện pháp điều trị cần thiết.

– Theo dõi nhịp tim: Cần theo dõi nhịp tim của người bệnh thường xuyên. Nếu có bất kỳ thay đổi nào của nhịp tim cần hô hấp kịp thời để tránh việc ngừng thở gây nguy hiểm đến tính mạng.

– Ăn nhẹ: Sau khi tiến hành các bước sơ cứu trên, có thể cho người bệnh ăn một chút thức ăn mềm, dễ tiêu như súp, cháo nhưng không nên cho uống sữa để cơ thể dần hồi phục.

Với trường hợp ngộ độc xảy ra sau khi ăn phải thức ăn gây độc sau 6h, lúc này chất độc đã bị hấp thu một phần vào cơ thể, thì cần xử trí bằng cách:

Dùng chất trung hòa: nếu người bị ngộ độc do những chất acid có thể dùng những chất kiềm chủ yếu như: nước xà phòng 1%, nước magie oxyt 4%, cứ cách 5 phút cho người bệnh uống 15ml. Tuy nhiên, tuyệt đối không được dùng thuốc muối để tránh hình thành C­­O2 làm thủng dạ dày cho bệnh nhân có tiền sử loét dạ dày. Nếu người bị ngộ độc do chất kiềm thì cho uống dung dịch acid nhẹ như: dấm, nước quả chua….

Dùng chất bảo vệ niêm mạc dạ dày như: dùng bột mì, bột gạo, sữa, lòng trắng trứng gà, nước cháo…để ngăn cản sự hấp thu của dạ dày, ruột đối với chất độc.

Dùng chất kết tủa: nếu bị ngộ độc kim loại (chì, thủy ngân…) có thể dùng lòng trắng trứng, sữa hoặc 4 – 10g natri sunfat.

Dùng chất giải độc: với người bị ngộ độc kim loại nặng, axit… có thể uống kết hợp với chất độc thành chất không độc như: uống hỗn hợp than bột, magie oxit.

Lưu ý: Đối với tất cả các trường hợp ngộ độc đều phải được đưa ngay tới cơ sở Y tế để được bác sỹ đưa ra phác đồ cấp cứu điều trị, phù hợp, kịp thời.

Theo Phunutoday

thegioicaythuoc Các bước sơ cứu khi bị ngộ độc thực phẩm

300x250 holy Các bước sơ cứu khi bị ngộ độc thực phẩm

Cùng Chuyên Mục

Bình Luận Facebook

bình luận

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Hotline 24H Mua Hang Online