Nguyên nhân khiến trẻ thường bị đau nhức chân
Khám bệnh Online hoàn toàn miễn phí bởi Lương y Nguyễn Hùng
Xem tử vi năm 2016 Bính Thân cho 12 con Giáp dựa theo ngày sinh !!!
Trẻ tham gia các hoạt động rất bình thường, không có dấu hiệu đau ốm gì, nhưng tại sao lại hay kêu đau nhức chân, đặc biệt là vào chiều tối.
Bé Mai nhà chị Hiếu (Từ Liêm, Hà Nội) năm nay 4 tuổi. Gần đây bé hay kêu đau mỏi ở chân, thường là ở mặt trước của đùi, trong bắp chân hoặc là sau gối, có lần bé đau trằn trọc cả đêm không ngủ được. Khi được xoa bóp, vuốt ve nhẹ nhàng bé thấy dễ chịu hơn. Tình trạng của bé khiến chị Hiếu lo lắng. Chị cho bé đi khám thì được bác sĩ cho biết bé bị đau sinh trưởng.
Tại sao bé lại bị đau sinh trưởng?
Tình trạng đau sinh trưởng này không mới, tuy nhiên do triệu chứng không rõ rệt, nhiều mẹ lại không để ý nên thường bỏ qua. Trẻ bị đau sinh trưởng thường có biểu hiện đau tức chi dưới, không sưng nề và đau tăng về chiều tối.
Nguyên nhân của tình trạng này là do trong quá trình phát triển, xương phát triển nhanh khiến phần gánh vác của chân nặng, đau xương chi dưới, xung huyết dẫn đến đau chân. Trẻ đặc biệt bị đau nhiều vào ban đêm vì đây là thời điểm xương phát triển nhanh nhất trong ngày. Trẻ phát triển nhanh nhưng các dưỡng chất cần thiết cho quá trình phát triển của trẻ là: canxi, các vitamin, kẽm…không được cung cấp đầy đủ, gây ảnh hưởng đến quá trình phát triển của xương khiến trẻ bị đau nhiều.
Giải pháp khắc phục vấn đề đau nhức chân của trẻ.
Để khắc phục tình trạng trên mẹ cần bổ sung thêm các chất dinh dưỡng cho trẻ, đặc biệt là canxi, vitamin D. Bởi vì thiếu canxi là nguyên nhân chủ yếu gây nên tình trạng đau sinh trưởng ở trẻ.
Mẹ nên lựa chọn cho con các biện pháp bổ sung canxi như: bổ sung các loại rau, củ, quả có chứa canxi, sữa và các chế phẩm từ sữa…Tuy nhiên trong quá trình chế biến thực phẩm lượng vi chất có thể bị hao hụt, dễ dẫn đến tình trạng thiếu canxi. Vì vậy mẹ có thể bổ sung thêm cho con các loại thực phẩm khác có chứa canxi.
Tuổi Lượng canxi cơ thể cần (mg)
Từ 0 – 6 tháng tuổi 200
Từ 7 – 12 tháng tuổi 260
Từ 1– 3 tuổi 700
Từ 4 – 8 tuổi 1000
Từ 9 – 13 tuổi 1300
Tuy nhiên khi bổ sung canxi cho con từ các loại thực phẩm khác, bố mẹ cần lưu ý một vài điểm:
– Thứ nhất, trong quá trình bổ sung canxi phải bổ sung đồng thời vitamin D, bởi vì vitamin D là người bạn đồng hành của canxi. Vitamin D giúp cho quá trình chuyển hóa và hấp thụ canxi diễn ra dễ dàng hơn. Vì vậy mẹ nên chọn loại thực phẩm có chứa cả vitamin D để bổ sung canxi một cách tốt nhất cho con.
– Thứ hai, mẹ nên chọn thực phẩm có chứa canxi được bào chế dưới dạng canxi nano (là loại canxi có kích thước phân tử cực nhỏ (< 60nm), nhanh chóng thẩm thấu sâu vào hàng rào máu não), tăng khả năng hấp thụ canxi lên đến 80 – 90%, trong khi với loại canxi bình thường, khả năng hấp thụ nhiều nhất là khoảng 60%. Với canxi nano mẹ sẽ không lo con bị dư thừa hay bị thiếu canxi.
– Thứ ba, trẻ em thường sợ uống thuốc vì vậy mẹ nên chọn loại thực phẩm được bào chế dưới dạng siro để bé có thể dễ dàng uống hơn.
Theo Eva
Leave a Reply