Cách điều trị bệnh thiếu máu
Khám bệnh Online hoàn toàn miễn phí bởi Lương y Nguyễn Hùng
Xem tử vi năm 2016 Bính Thân cho 12 con Giáp dựa theo ngày sinh !!!
Nguy cơ của thiếu máu kéo dài sẽ đưa đến suy tim và suy các phủ tạng khác, có thể dẫn đến tử vong.
Thiếu máu là hiện tượng giảm lượng huyết sắc tố và số lượng hồng cầu trong máu ngoại vi dẫn đến thiếu ôxy cung cấp cho các mô tế bào trong cơ thể. Vậy, bệnh thiếu máu có nguy hiểm không?
Các thể bệnh thiếu máu
– Thiếu máu do chảy máu: Cấp tính do chấn thương, chảy máu dạ dày – tá tràng…; mạn tính do giun móc, trĩ chảy máu…
– Thiếu máu do thiếu yếu tố tạo máu: Các chất cần thiết cho tạo máu thường bị thiếu là sắt, vitamin B12, acid folic,vitamin C, protein, nội tiết…
– Thiếu máu do rối loạn tạo máu: Suy nhược tủy xương, loạn sản tủy xương; tủy xương bị lấn át, chèn ép do các tổ chức ác tính hoặc di căn ung thư vào tủy xương.
– Thiếu máu do huyết tán…
-Do bệnh của máu hoặc của hồng cầu
Bệnh thiếu máu có nguy hiểm không?
Đối với người bị bệnh thiếu máu dù với nguyên nhân nào cũng sẽ có những triệu chứng chung như: Da, niêm mạc xanh xao, nhợt nhạt, nhất là niêm mạc mắt, miệng, lòng bàn tay; trống ngực đập mạnh, nhất là khi lấy hơi gắng sức; tim đập nhanh, có thể nghe tiếng thổi tâm thu chức năng; hoa mắt chóng mặt, ù tai khi thay đổi thư thế đột ngột; rối loạn giấc ngủ; chán ăn, buồn nôn; gặp các vấn đề về tiêu hóa…
Ở phụ nữ còn xuất hiện tình trạng bế kinh. Ở nam giới có thể có “bất lực”. Nguy hiểm hơn, thiếu máu kéo dài có thể đưa đến suy tim và suy các phủ tạng khác, có thể dẫn đến tử vong. Chính vì thế, chúng ta không nên chủ quan với bệnh thiếu máu.
Nguy cơ của thiếu máu kéo dài sẽ đưa đến suy tim và suy các phủ tạng khác, có thể dẫn đến tử vong.
Chẩn đoán hội chứng thiếu máu
Bác sĩ sẽ phân loại và tìm nguyên nhân dựa vào các triệu chứng lâm sàng và xét nghiệm. Xét nghiệm công thức máu toàn diện sẽ cho biết mức độ các tế bào hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu và huyết sắc tố, đồng thời biết được kích thước trung bình, sự thay đổi kích thước, khối lượng và nồng độ hemoglobin trong các tế bào hồng cầu.
Các xét nghiệm máu khác gồm: Xét nghiệm kiểm tra hemoglobin, xét nghiệm đếm hồng cầu lưới, xét nghiệm kiểm tra về sắt để đo lượng sắt dự trữ trong cơ thể và trong máu…
Điều trị bệnh thiếu máu
Việc điều trị bệnh thiếu máu phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Cụ thể:
-Thiếu máu do thiếu sắt sẽ phải bổ sung sắt để cơ thể có thể hấp thụ dễ dàng.
-Đối với thiếu máu do thiếu B12 và folate vitamin, bác sĩ cũng có thể khuyên nên tăng lượng vitamin B12 trong chế độ ăn uống.
Thiếu máu nếu không điều trị có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm.
-Thiếu máu do bị thận mạn tính, cần tiêm hormon erythropoietin. Ở bệnh hồng cầu hình liềm, dùng hydroxyruena để giúp giảm đau.
-Khi thiếu máu nặng, cần truyền máu cùng nhóm.
-Nếu cơ thể không sản xuất đủ hồng cầu, có thể chữa bằng cấy ghép tủy xương hay máu từ cuống rốn.
-Trường hợp tế bào máu bị phá hủy quá nhanh, cần điều trị huyết tương hay loại bỏ lá lách.
Lưu ý: Việc điều trị cần được bác sĩ chuyên khoa chỉ định và theo dõi chặt chẽ.
Leave a Reply