23 điều nên làm trong 3 tháng đầu

check 23 điều nên làm trong 3 tháng đầu Khám bệnh Online hoàn toàn miễn phí bởi Lương y Nguyễn Hùng
new 23 điều nên làm trong 3 tháng đầu Xem tử vi năm 2016 Bính Thân cho 12 con Giáp dựa theo ngày sinh !!!

hanghiem 23 điều nên làm trong 3 tháng đầu

Những tuần đầu tiên trong đem lại nhiều điều thú vị nhưng cũng là quãng thời gian mệt mỏi cho .

Dưới đây là 23 điều cần thiết mẹ nên làm trong giai đoạn này:

1. Sắp xếp cuộc khám thai đầu tiên với bác sĩ

Một khi biết mình , mẹ bầu nên sắp xếp cho một cuộc khám thai lần đầu. Mẹ bầu nên đi khám thai và kiểm tra sức khỏe muộn nhất là tuần thứ 10 tới tuần 12 của thai kỳ.

Khi đi khám thai, đừng quên trao đổi với bác sĩ những điều sau:

– Thông báo với bác sĩ sản về tiền sử bệnh tật của bản thân (nếu có) và lối sống của người mẹ.

– Hỏi bác sĩ các thông tin làm thế nào để chăm sóc bản thân trong quá trình mang thai, chẳng hạn như làm thế nào để ăn uống lành mạnh và tập thể dục một cách an toàn .

– Nhờ bác sĩ kiểm tra huyết áp .

– Đo chỉ số khối cơ thể và hỏi bác sĩ về việc tăng cân hợp lý trong thai kỳ.

2. Bổ sung axit folic hàng ngày

Nếu mẹ bầu chưa uống axit folic từ trước mang thai thì bây giờ là thời điểm cần uống. Axit folic là một chất dinh dưỡng cần thiết để bảo vệ em bé khỏi các vấn đề của não và tủy sống, chẳng hạn như tật nứt đốt sống.

Mẹ bầu cần 400 microgram (mcg) axit folic hàng ngày.

Cũng như axit folic, mẹ bầu cần phải bổ sung 10mcg vitamin D mỗi ngày. Mẹ bầu có thể uống vitamin tổng hợp khi mang thai nhưng nó không thay thế được cho một chế độ ăn uống lành mạnh và cân bằng.

3. Kiểm tra trước khi dùng thuốc

Mẹ bầu cần phải cẩn thận về việc uống thuốc , thậm chí là những toa thuốc được tự kê từ những người thân đã có kinh nghiệm . Dùng thuốc bừa bãi có thể có hại cho .
Để an toàn, hãy hỏi bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi dùng thuốc.

4. Hãy tránh môi trường có khói thuốc lá

Khói thuốc lá ngoài những nguy hiểm cho sức khỏe của mẹ, còn có nhiều nguy cơ sẩy thai và mang . Mẹ bầu hít khói thuốc thường xuyên còn làm tăng nguy cơ sinh con nhẹ cân.

5. Bỏ rượu, bia

Chúng ta không biết chắc chắn uống bao nhiêu rượu là an toàn khi đang mang thai. Đó là lý do tại sao nhiều chuyên gia khuyên nên cắt bỏ rượu hoàn toàn trong thời kỳ mang thai.

6. Cắt giảm caffeine

Mẹ bầu vẫn có thể thưởng thức một tách cafe trong thời kỳ mang thai. Nhưng nên giới hạn 200mg caffeine mỗi ngày, tương đương 2 tách cafe hòa tan hoặc 1 tách cafe phin.Nếu thường xuyên uống nhiều hơn 200mg caffeine một ngày trong thời gian mang thai, nó có thể làm tăng nguy cơ sẩy thai .

Lưu ý, các nguồn caffeine, ngoài cafe, còn bao gồm các loại trà (bao gồm cả trà xanh ), cola, nước tăng lực và chocolate.

7. Tìm hiểu những gì nên ăn và không nên ăn

Một chế độ ăn uống cân bằng, lành mạnh sẽ đảm bảo người mẹ có được tất cả các chất dinh dưỡng cho sự phát triển của bé.

Hãy nhớ rằng mẹ bầu không cần thêm calo trong tam cá nguyệt đầu tiên. Mẹ bầu cần phảitránh các loại thực phẩm nhất định trong thai kỳ, vì chúng có thể chứa vi khuẩn, ký sinh trùng hay độc tố có thể gây hại cho em bé. Chẳng hạn một số loại pho mát và các sản phẩm từ sữa chưa tiệt trùng hoặc nấu chưa chín như trứng, gan và patê và sò, ốc sống .

bau5 23 điều nên làm trong 3 tháng đầu

8. Giảm nghén

Hầu hết thai phụ đều bị nghén trong tam cá nguyệt đầu tiên. Để giảm bớt buồn nôn , mẹ bầu nên ăn ít và thường xuyên. Cố gắng ăn những loại thực phẩm phù hợp và tránh các món làm cho bạn cảm thấy buồn nôn hơn.

Ăn vặt các món đơn giản như bánh quy, bánh gạo hoặc bánh mỳ que cũng có thể giúp . Tới tuần 12-14 thì nghén sẽ bớt đi và mất hẳn. Còn nếu nghén quá nặng, mẹ bầu nên đi khám.

9. Nhận biết các dấu hiệu nguy hiểm

Có một số dấu hiệu mang thai mà mẹ bầu không nên bỏ qua. Khi tử cung của mẹ phát triển, mẹ có thể cảm thấy co thắt nhẹ ở bụng và đau bụng lâm râm.

Nếu đau bụng kèm ra máu âm đạo, mẹ bầu phải đi khám ngay.

10. Nghỉ ngơi khi có thể

Nhiều mẹ bầu cảm thấy mệt mỏi, thậm chí kiệt sức trong tam cá nguyệt đầu tiên. Điều này là do cơ thể mẹ bầu đang thay đổi hormone nhanh chóng. Do đó, hãy nghỉ ngơi ngay khi mẹ bầu có thể.

Cố gắng đi ngủ sớm, ít nhất một đêm một tuần. Thậm chí nếu mẹ bầu khó ngủ, hãy thư giãn với một cuốn sách hay âm nhẹ nhàng. Tắt điện thoại và quên đi công việc.

11. Hãy sẵn sàng ngắm con qua siêu âm

Trong hầu hết trường hợp, nếu không gặp vấn đề gì thì siêu âm lần đầu chính là siêu âm theo định kỳ. Lần siêu âm này diễn ra vào tuần 10-13 của thai kỳ, cộng thêm 6 ngày. Mẹ sẽ nhìn thấy hình ảnh của bé qua màn hình siêu âm. Các bác sĩ cũng đo nhịp tim cho bé và thông báo cho mẹ biết ngày sinh dự kiến.

12. Quyết định thông báo mang thai

Một số phụ nữ báo tin vui ngay cho bạn bè, gia đình, đồng nghiệp ngay lập tức. Những người khác chờ đợi cho đến khi họ qua 3 tháng đầu. Khi ấy, bụng bầu lộ rõ hơn và nguy cơ sảy thai cũng giảm đi đáng kể.

Nhưng nếu bạn đang gặp phải biến chứng, hoặc nếu bạn đang làm việc vất vả hay nguy hiểm , bạn nên báo tin có thai sớm.

13. Tập thể dục nhẹ nhàng

Thường xuyên tập thể dục nhẹ nhàng có thể giúp mẹ bầu đối phó với những thay đổi thể chất và tinh thần khi có thai. Hoạt động thể lực cũng giúp mẹ bầu kiểm soát việc tăng cân tốt hơn.

14. Làm việc nhà một cách an toàn

Hãy thận trọng khi sử dụng hóa chất gia dụng và sản phẩm làm sạch. Mang găng tay và tránh tiếp xúc trực tiếp với sản phẩm có mùi mạnh và nhãn cảnh báo không dùng cho phụ nữ có thai. Khi mẹ bầu đang vệ sinh nhà cửa, mẹ bầu nên mở cửa sổ.

15. Bắt đầu bài tập sàn chậu

Bài tập sàn chậu có thể giúp bảo vệ mẹ bầu khỏi són tiểu trong khi đang mang thai và sau khi sinh. Bằng bắt đầu tập bây giờ, bạn sẽ có được những thói quen tốt cho phần còn lại của thai kỳ.

16. Đăng ký sớm các lớp học tiền sản

Hãy thử đăng ký lớp học tiền sản sớm. Mẹ bầu cũng có thể tham khảo các lớp học tiền sản trực tuyến thú vị.

17. Hãy động viên chồng chăm vợ bầu

Hầu hết người mẹ có bản năng làm mẹ tự nhiên. Sự liên kết giữa mẹ và bé nhờ thế cũng tự nhiên. Mối dây tình cảm này lại không phải đơn giản với các ông bố. Do đó, mẹ hãy tìm cách để lôi chồng vào cuộc chăm sóc vợ bầu và em bé trong bụng sớm.

18. Mua một chiếc áo ngực cho bà bầu

Ngực nặng, đau có thể là một trong những dấu hiệu đầu tiên của thai kỳ. Mẹ bầu có thể sắm áo ngực dành cho bà bầu vào tuần 8-10 của thai kỳ. Áo ngực này sẽ tạo sự thoải mái và hỗ trợ tốt cho mẹ bầu trong nhiều tháng tới.

19. Chiều chồng nếu có hứng thú

Trong ba tháng đầu tiên, mẹ bầu có thể cảm thấy quá mệt mỏi, buồn nôn và giảm hứng thú chăn gối. Nhưng nếu mẹ bầu không có triệu chứng sức khỏe nào nguy hiểm thì mẹ bầu hoàn toàn có thể gần chồng trong 3 tháng đầu và suốt thai kỳ.

20. Massage

Nếu bị đau đầu hay đau lưng hoặc đơn giản là muốn thư giãn, mẹ bầu nên nhờ chồng hay người thân massage cho.

21. Ngân sách cho bé

Hãy suy nghĩ ngay từ bây giờ về cách mẹ bầu tiết kiệm để dành tiền sinh và nuôi con sau này.

22. Tìm hiểu sự phát triển của bé theo từng tuần, từng tháng mang thai

Mẹ bầu hãy tìm hiểu bé đang phát triển theo từng tuần, từng tháng mang thai theo các tiêu chuẩn, chỉ số phát triển của thai.

23. Tham gia câu lạc bộ, hội nhóm

Những mẹ bầu khác cùng giai đoạn mang thai như bạn sẽ có kinh nghiệm, chia sẻ quý báu. Bởi thế, mẹ bầu hãy tham gia các câu lạc bộ, hội, nhóm (forum) để cùng chia sẻ và học hỏi lẫn nhau.

Theo Mevabe

thegioicaythuoc 23 điều nên làm trong 3 tháng đầu

300x250 holy 23 điều nên làm trong 3 tháng đầu

Cùng Chuyên Mục

Bình Luận Facebook

bình luận

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Hotline 24H Mua Hang Online