Uống thuốc nên uống nước gì?
Khám bệnh Online hoàn toàn miễn phí bởi Lương y Nguyễn Hùng
Xem tử vi năm 2016 Bính Thân cho 12 con Giáp dựa theo ngày sinh !!!
Trong mọi trường hợp, nước là đồ uống thích hợp cho mọi loại thuốc vì không xảy ra tương kỵ khi hòa tan thuốc.
Nước giúp thuốc trôi dễ dàng từ thực quản xuống dạ dày, tránh sự đọng viên thuốc hoặc hoạt chất lại thành thực quản và nhờ đó giảm tác dụng gây kích ứng và gây loét. Điều này đặc biệt quan trọng với người cao tuổi, vì ở đối tượng này lượng dịch tiết ít và thành thực quản khô nên khó dẫn thuốc. Vả lại người cao tuổi hay uống thuốc ở tư thế nằm (do ngại vận động), lại thường uống ít nước làm cho viên thuốc đọng lâu ở thực quản gây loét thực quản đặc biệt với những thuốc dễ kích ứng như quinin (thuốc chống sốt rét),erythromycin, doxycyclin (kháng sinh), sắt, aspirin (thuốc chống viêm không steroid)… Trên thực tế, các trường hợp loét thực quản do thuốc thường liên quan đến lượng nước uống và tư thế uống nước.
Nước còn giúp làm tăng độ tan của thuốc, giúp cho thuốc khuếch tán đến khắp bề mặt ống tiêu hóa và do đó tạo điều kiện cho sự hấp thu thuốc tốt hơn, nhất là đối với những thuốc có độ tan thấp như amoxycilin, theophylin, penicilin V dạng acid…
Lượng nước nhiều sẽ giúp thuốc bài xuất nhanh qua thận làm giảm được độc tính của nhiều loại thuốc, hoặc làm giảm tác dụng phụ do tạo sỏi của các sulfamid (đối với các sulfamid nếu uống với ít nước rất dễ tạo sỏi). Lượng nước dùng để uống thuốc phải từ 100 – 200 ml và không nên nuốt chửng thuốc khi không có nước. Tuy nhiên ngoại lệ có một số loại thuốc chỉ cần một lượng nước nhỏ để uống như các thuốc dạng gói bột chữa viêm loét dạ dày theo cơ chế giảm toan (antacid), thuốc kavet thì chỉ cần một lượng nước từ 30 – 50 ml để tạo thành bột sánh trong dạ dày để tăng tác dụng trung hòa acid của dạ dày.
Không nên uống thuốc cùng với các loại nước hoa quả, nước khoáng kiềm hoặc các loại nước ngọt đóng hộp có gas vì các loại nước này có thể làm hỏng thuốc hoặc gây hấp thu thuốc quá nhanh. Không dùng sữa để uống thuốc vì bản chất của sữa là caseinat calci. Ion calci có thể tạo phức với nhiều loại thuốc, ví dụ như tetracyclin nếu uống cùng với sữa sẽ bị cản trở hấp thu. Cũng không dùng nước chè hay cà phê để uống thuốc. Vì tanin có trong chè có thê gây tủa nhiều loại thuốc có chứa sắt hoặc alcaloid. Cafein có trong cà phê có thể làm tăng độ hòa tan của một số thuốc như ergotamin nhưng lại cản trở hấp thu các loại thuốc liệt thần…
Theo Suckhoedoisong
Leave a Reply