Ung thư phổi có lây được không và lây qua những con đường nào?
Khám bệnh Online hoàn toàn miễn phí bởi Lương y Nguyễn Hùng
Xem tử vi năm 2016 Bính Thân cho 12 con Giáp dựa theo ngày sinh !!!
Tuy không phải trường hợp nào cũng có thể di truyền nhưng nếu trong gia đình có người thân từng mắc ung thư phổi thì việc khám ung thư định kỳ là vô cùng quan trọng.
Ung thử phổi có thể dẫn đến tử vong và trở thành mối đe dọa không chừa bất kỳ ai. Nhiều người lo sợ nhưng lại không rõ, liệu căn bệnh này có lây được không và nếu có thì lây qua những con đường nào?
Câu trả lời là ung thư phổi không phải là một bệnh lây nhiễm
Các dữ liệu lâm sàng đã chứng minh bệnh nhân ung thư không phải nguồn lây nhiễm. Vì không có nguồn lây nhiễm nên sự truyền nhiễm hoàn toàn không thể diễn ra.
Cụ thể, nghiên cứu trên động vật cho thấy: cho động vật có khối u sống cùng với động vật không có khối u. Sau một thời gian dài, người ta hoàn toàn không phát hiện có sự lây nhiễm các tế bào ung thư từ cá thể động vật này sang cá thể động vật khác.
Như vậy, mầm bệnh ung thư phổi không thể lây từ người này sang người khác và cũng không lây nhiễm trong môi trường không khí, ăn uống…
Phổi bình thường và phổi bị hư do ung thư
Nhưng nếu không có sự lây nhiễm thì những gia đình có nhiều người bị bệnh ung thư phổi được giải thích như thế nào?
Câu trả lời chính là ung thư phổi có khuynh hướng di truyền.
Những gia đình có nhiều người mắc bệnh là gia đình có nguồn gen bất thường, sống trong môi trường gây ung thư hoặc có những thói quen sống không khoa học.
Ví dụ, nếu một người trong gia đình nghiện thuốc lá thì những thành viên khác cũng sẽ hít phải khói thuốc một cách thụ động trong thời gian dài và có nguy cơ mắc ung thư phổi khá cao.
Hoặc những gia đình sống trong môi trường có chất phóng xạ như khí radon thì nguy cơ mắc ung thư phổi của các thành viên trong gia đình là như nhau, tức là ai cũng có nguy cơ mắc các khối u ác tính.
Như vậy, có thể kết luận, những người có người thân trong gia đình mắc bệnh ung thư phổi thì có nguy cơ mắc bệnh cao hơn so với những người khác.
Tuy không phải trường hợp nào cũng có thể di truyền nhưng nếu trong gia đình có người thân từng mắc ung thư phổi thì việc khám ung thư định kỳ là vô cùng quan trọng.
Phòng ngừa ung thư phổi bằng cách nào?
Nói không với thuốc lá:
Phải nói không với khói thuốc là vì nó là hung thủ hàng đầu gây ung thư phổi. Bỏ hút thuốc lá là biện pháp phòng ngừa đầu tiên và quan trọng nhất đối với ung thư phổi.
Và hơn hết hút thuốc lá thường xuyên không chỉ gây hại cho bản thân mà còn ảnh hưởng tới những người xung quanh. Hít phải khói thuốc lá cũng là nguyên nhân chính gây ung thư phổi ở người không hút thuốc lá.
Hạn chế rượu, bia:
Sử dụng rượu quá nhiều có liên quan đến nhiều bệnh, trong đó có ung thư phổi. Đó là lý do vì sao ung thư phổi có tỷ lệ cao hơn ở nam giới.
Nam giới không nên uống quá 2 ly mỗi ngày và nữ giới không quá 1 ly mỗi ngày.
Giảm phơi nhiễm tại nơi làm việc:
Hiện có hơn 40 chất gây ung thư có liên quan đến công việc như amiăng, thạch tín, crom và niken…
Nếu bạn đang làm việc trong một môi trường tiếp xúc với các chất này, bạn nên thực hiện theo đúng chỉ dẫn an toàn.
Bạn cũng nên nói chuyện với bác sĩ về mối quan tâm của mình. Nếu có nguy cơ cao mắc bệnh, bác sĩ sẽ hướng dẫn tầm soát để có thể phát hiện bệnh sớm.
Kiểm tra mức radon trong nhà:
Radon là một chất khí phóng xạ do sự phân hủy tự nhiên của uranium. Uranium có mặt trong đất, nước, đá xung quanh nhà của bạn với số lượng nhỏ.
Khí Radon có thể gây nguy hiểm và làm tăng nguy cơ phát triển ung thư.
Tuy nhiên, radon không màu, không mùi nên bạn không thể biết mình đã tiếp xúc với nó. Hiện nay, bộ dụng cụ thử khí radon trong nhà có thể giúp bạn đo mức độ radon trong nhà mình xem có ở mức bình thường hay không.
Việc kiểm tra mức radon trong nhà không được nhiều người quan tâm trong khi nó chính là mối đe dọa rất lớn của phổi và sức khỏe con người.
Ăn những thực phẩm lành mạnh:
Bên cạnh loại bỏ những chất độc hại ra khỏi cơ thể thì bổ sung những chất lành mạnh cũng quan trọng không kém.
Để phòng bệnh ung thư phổi và các bệnh khác, bạn cần đảm bảo một chế độ dinh dưỡng hợp lý.
Bạn nên tăng cường trái cây tươi và rau quả trong chế độ ăn uống hàng ngày.
Tập thể dục thể thao, có lối sống lành mạnh:
Tập thể dục mang lại lợi ích sức khỏe lớn và đặc biệt có lợi trong việc phòng chống ung thư. Chúng ta nên tập ít nhất 150 phút mỗi tuần.
Tập thể dục giúp hệ miễn dịch khỏe mạnh, giúp bảo vệ cơ thể chống lại bệnh ung thư.
Hơn nữa, cân nặng dư thừa có liên quan tới nhiều loại bệnh ung thư khác nhau. Tập thể dục đều đặn sẽ giúp kiểm soát cân nặng hợp lý, chống lại bệnh ung thư.
Leave a Reply