Những điều cần biết về bệnh tiểu đường
Khám bệnh Online hoàn toàn miễn phí bởi Lương y Nguyễn Hùng
Xem tử vi năm 2016 Bính Thân cho 12 con Giáp dựa theo ngày sinh !!!
Bệnh tiểu đường cần có chế độ ăn và chế độ sinh hoạt hợp lý có thể giúp điều hòa lượng đường trong cơ thể. Bạn có thể tham khảo một số thông tin hữu ích dưới đây.
1.Caffeine làm tăng lượng đường
Lượng đường trong máu có thể tăng lên sau khi uống cà phê – thậm chí cả cà phê đen không calo. Tương tự như vậy, trà đen, trà xanh, và thức uống chế biến sẵn có thể cản trở quá trình kiểm soát lượng đường trong máu ở những người bị bệnh tiểu đường. Mỗi người có những phản ứng khác nhau. Vì vậy chúng ta cần thường xuyên kiểm tra lượng đường khi uống các đồ uống lạ.
2. Thực phẩm chứa đường làm tăng lượng đường
Những người bị tiểu đường sẽ không ăn những thực phẩm chứa đường. Tuy nhiên có những sản phẩm có gắn nhãn “Không đường” cũng làm cho lượng đường trong máu tăng. Tai sao lại vậy?
Bởi những sản phẩm đó không chứa đường nhưng chứa các chất khác như tinh bột, chất béo, chất xơ …sẽ làm tăng lượng đường trong máu của bạn.
3. Món ăn Hồng Kông làm tăng lượng đường
Bạn hãy cẩn thận với một số món ăn Hồng Kông, Những thực phẩm như thịt bò, gà chua ngọt, pizza, khoai tây chiên … nó chứa rất nhiều chất béo và có thể làm cho lượng đường của máu bạn tăng cao và sẽ lâu giảm hơn. Bạn hãy đề phòng và tránh xa những thực phẩm đó.
4. Thuốc làm tăng lượng đường
Một số loại thuốc kháng sinh trong điều trị thông xoang mũi, loại thuốc điều trị tiêu chảy, đường ruột có tác dụng trữ nước sẽ làm tăng lượng đường trong máu. Do đó, khi dùng thuốc kháng sinh, bạn cần có sự hướng dẫn của bác sĩ.
5. Công việc căng thẳng làm tăng lượng đường.
Công việc quá nhiều, căng thẳng sẽ giải phóng các hormone có thể gây ra tình trạng tăng lượng đường trong máu. Điều này phổ biến hơn ở những người tiểu đường loại 2 so với người có lượng đường loại 1. Những lúc như vậy, bạn hãy hít thở sâu và tập thể dục sẽ giúp giảm căng thẳng, có thể hạ được lượng đường trong cơ thể
Những cách giúp giảm lượng đường trong cơ thể
1. Làm việc nhẹ nhàng hoặc tập thể dục
Dọn dẹp nhà cửa hay một số công việc nhẹ nhàng hoặc tập thể dục, đi bộ rất tốt cho người bệnh tiểu đường, nó giúp giảm lượng đường huyết. Số lần hoạt động có thể tăng lên dần, nhưng cần chú ý, nếu làm việc hoặc hoạt động quá sức sẽ nguy hiểm cho người bệnh tiểu đường.
2. Sữa chua tốt cho bệnh tiểu đường
Những thực phẩm chứa vi khuẩn lành mạnh, chẳng hạn như sữa chua rất tốt cho bệnh tiểu đường. Nó giúp cải thiện tiêu hóa, kiểm soát lượng đường trong máu. Tuy nhiên có một số loại sữa chua chứa nhiều đường và trái cây, sẽ không tốt. Bạn nên chọn loại sữa chua không đường
3. Chế độ ăn chay giúp hạ đường huyết trong cơ thể
Những người bị bệnh tiểu đường loại 2 nên chuyển sang chế độ ăn chay sẽ giúp kiểm soát lượng đường tốt hơn. Tăng cường chất xơ, những thực phẩm từ ngũ cốc, các lại đậu rất tốt cho quá trình tiêu hóa và giúp giảm lượng đường trong cơ thể.
4. Thường xuyên tập thể dục
Hoạt động thể chất là tăng cường sức khỏe tuyệt vời cho tất cả mọi người. Nhưng những người bị bệnh tiểu đường nên có chế độ tập thể dục riêng tùy theo sức khỏe, nhịp tim và lượng đường trong máu vì nó có thể tăng khi bạn tập quá sức. Nên chọn cách tập thể dục đều đặn và tăng cường độ sẽ giúp giảm lượng đường trong máu. Trước khi tập bạn có thể ăn thực phẩm nhẹ và nên kiểm tra lượng đường trong máu trước, trong và sau quá trình tập.
Theo suckhoedoisong
Leave a Reply