Bệnh nha chu không được chữa trị sớm sẽ gây ra nhiều bệnh nguy hiểm
Khám bệnh Online hoàn toàn miễn phí bởi Lương y Nguyễn Hùng
Xem tử vi năm 2016 Bính Thân cho 12 con Giáp dựa theo ngày sinh !!!
Đang đánh răng thì đột nhiên 1 chiếc răng rơi xuống, cô gái 28 tuổi phải nhổ bỏ hàm trên vì bệnh nguy hiểm
Chị Manh (28 tuổi), sống tại Chiết Giang, Trung Quốc. Vào một buổi sáng, khi chị Manh đang đánh răng. Một chiếc răng đột nhiên rụng xuống khiến chị Manh vô cùng lo lắng và lập tức đến bệnh viện khám.
Bác sĩ Lý, khoa Răng Hàm Mặt, công tác tại bệnh viện Asia University Hospital, người đã thăm khám cho chị Manh giải thích: 6 năm trước, bệnh nhân đã mắc bệnh nha chu nhẹ. Cho đến nay, bệnh tình chuyển biến nặng và gây viêm khiến toàn bộ hàm răng trên đều lung lay. Cho dù răng bệnh nhân chưa rụng nhưng bắt buộc phải nhổ bỏ hàm răng trên để điều trị bệnh nha chu.
Hàm răng trên lung lay của chị Manh
Chị Manh chia sẻ: Những năm gần đây, hàm răng của tôi mất đi chức năng nhai nghiền thức ăn. Ngày 3 bữa, tôi đều chọn thức ăn mềm hoặc loãng. Tôi không thể cắn xé thịt nên chỉ có thể ăn canh thịt hoặc súp thịt. Mỗi khi đi ăn với đồng nghiệp, tôi hiếm khi cầm đũa bởi không thể ăn những món cứng hoặc dai. Khi có người hỏi tại sao tôi ăn ít, tôi đành nói dối là đang ăn kiêng.
Chị Manh cho biết thêm: Hiện tại tôi không dám soi gương, bước đầu tiên điều trị bệnh nha chu trong trường hợp của tôi là phải nhổ bỏ cả hàm răng trên. Bây giờ, nhìn tôi móm như một bà lão. Cuộc sống sau này, tôi phải tiêu tốn một khoảng tiền lớn để trồng răng.
Chia sẻ về bệnh nha chu, bác sĩ Lý cho biết: Bệnh nha chu chỉ phát sinh ra ở một vài khu vực xung quanh răng. Ví dụ thường thấy là bệnh nhân chảy máu khi đánh răng, nướu răng viêm đỏ. Nhưng trong trường hợp của chị Manh, bệnh nha chu đã kéo dài và không điều trị kịp thời nên chuyển biến nặng. Tình trạng viêm lan sâu vào trong xương răng, khiến cả hàm răng trên đều lung lay.
Từ trường hợp của chị Manh, bác sĩ Lý khuyên mọi người nên sắp xếp thời gian đi khám răng và lấy cao răng định kỳ, điều này giúp ngăn ngừa bệnh nha chu, loại bỏ mảng bám và vi khuẩn gây hôi miệng.
Bệnh nha chu chỉ phát sinh ra ở một vài khu vực xung quanh răng. Ví dụ thường thấy là bệnh nhân chảy máu khi đánh răng, nướu răng viêm đỏ.
Bệnh nha chu là gì?
Nha chu là bệnh xảy ra ở các tổ chức xung quanh răng như viêm nhiễm mãn tính ở mô nướu và mô nâng đỡ của răng.
Bệnh nha chu thường diễn biến qua 2 giai đoạn cơ bản: viêm nướu và viêm nha chu. Viêm nướu là giai đoạn đầu của nha chu viêm, nếu được phát hiện và điều trị kịp thời thì sẽ được khỏi hẳn, việc điều trị cũng không quá khó khăn và tốn kém.
Ở giai đoạn viêm nha chu thì lúc này mô liên kết giữa nướu và răng bị phá hủy, xuất hiện túi mủ trên nướu, vi khuẩn có hại tiếp tục làm tổn thương nướu khiến nướu dễ bị hoại tử, nguy cơ mất răng cao.
Nguyên nhân của bệnh nha chu
Nguyên nhân chính của bệnh nha chu là vi khuẩn độc hại trong mảng bám vôi răng khi răng miệng không được vệ sinh sạch sẽ. Mảng bám tích tụ trên nướu và chân răng gây kích thích nướu, làm nướu viêm đỏ, thiếu săn chắc, sưng, dễ chảy máu… Tình trạng này càng để lâu sẽ càng nghiêm trọng.
Một số nguyên nhân khác làm tăng nguy cơ mắc bệnh nha chu và làm bệnh nặng hơn như: thói quen hút thuốc lá, mắc bệnh đái tháo đường, có chế độ ăn thiếu dinh dưỡng…
Các triệu chứng thường gặp khi bị bệnh nha chu
– Chảy máu khi đánh răng
– Lợi bị sưng đỏ, chảy máu hoặc có mủ
– Chân răng dễ bị chảy máu
– Hơi thở hôi
– Răng lung lay, rụng
– Khó nhai
Bệnh nha chu nếu không được điều trị nhanh chóng có thể gây mất răng hàng loạt và kéo theo nhiều bệnh lý nguy hiểm khác như:
– Khả năng mất răng, tiêu xương hàm cao.
– Nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường.
– Nguy cơ mắc bệnh tim mạch, đột quỵ.
– Nguy cơ nhiễm trùng huyết.
– Nguy cơ sinh non, sinh trẻ thiếu cân với phụ nữ mang thai.
Leave a Reply