Những điều cần biết về bệnh suy thận cấp

check Những điều cần biết về bệnh suy thận cấp Khám bệnh Online hoàn toàn miễn phí bởi Lương y Nguyễn Hùng
new Những điều cần biết về bệnh suy thận cấp Xem tử vi năm 2016 Bính Thân cho 12 con Giáp dựa theo ngày sinh !!!

hanghiem Những điều cần biết về bệnh suy thận cấp

Thận là 2 cơ quan hình hạt đậu có kích thước nhỏ (bằng khoảng 1 nắm tay) nằm ở 2 bên cột sống ngay phía dưới xương sườn thấp nhất. Thận có chức năng lọc những sản phẩm và chất độc có trong máu và bảo đảm sự cân bằng dịch và các chất điện giải của cơ thể.

Cơ chế làm việc của thận và bệnh

– Thận thải những chất trên kết hợp với nước để tạo thành nước tiểu.

– Chúng cũng có chức năng loại bỏ phần nước dư thừa của cơ thể trong lúc tái hấp thu trở lại những chất vẫn còn có ích đối với cơ thể và cho những chất cặn có thể đi qua một cách tự do để đến bàng quang dưới dạng nước tiểu.

– Chúng giúp con người có thể ăn nhiều loại thức ăn, thuốc, vitamin, những thực phẩm chức năng và uống nhiều nước mà không sợ các chất độc được thải ra từ chúng có thể tích tụ lại trong cơ thể đến một nồng độ có thể gây hại.

– Thận điều hòa số lượng nhiều chất trong máu và lượng nước trong cơ thể.

Máu phải đi qua thận để có thể được lọc.

– Đầu tiên, máu đi qua tiểu cầu thận, một phức hợp bao gồm những mạch máu nhỏ ôm lấy nhau. Những chất hiện diện trong máu được lọc một cách có chọn lọc qua màng ngoài của các mạch máu nhỏ này và được thải ra ngoài cùng với nước dưới dạng nước tiểu hoặc được tái hấp thu lại vào một cấu trúc hình ống để được lọc tiếp.

– Các ống này tiếp tục lọc máu cho đến khi tất cả các chất cần thiết được tái hấp thu ngược lại trở về máu và tất cả những chất cặn được bài tiết ra ngoài.

– Khi nước tiểu rời khỏi thận, nó tiếp tục di chuyển theo một ống dài và hẹp được gọi là niệu quản để đến bàng quang và ra niệu đạo trong khi đi tiểu.

– Thận còn giúp điều hòa huyết áp và tiết ra những hormon tham gia sản xuất hồng cầu.

Suy thận có nghĩa là khi thận mất một phần hoặc hoàn toàn khả năng lọc nước và những chất cặn ra khỏi máu. Các chất độc lúc bình thường được loại bỏ khỏi cơ thể nhưng khi suy thận lại bị tích tụ lại có khả năng gây nguy hiểm cho cơ thể.

xảy ra ở khoảng 5% số người nhập viện vì bất kỳ lý do gì. Đối với những người phải vào phòng săn sóc đặc biệt thì tỷ lệ này còn cao hơn.

Suy thận mạn tính là khi bệnh hủy diệt cơ thể một cách từ từ. Sự phá hủy xảy ra trong nhiều năm, thường không có triệu chứng cho đến khi suy thận giai đoạn cuối. Tiến trình này xảy ra chậm đến mức không có triệu chứng cho đến khi chức năng thận còn lại thấp hơn 1/10 so với bình thường.

Nguyên nhân gây bệnh

Có thể chia nguyên nhân gây suy thận cấp thành 3 nhóm sau:

– Trước thận: là những bất thường ảnh hưởng đến dòng máu trước khi nó đến thận.

– Sau thận: là những bất thường ảnh hưởng đến sự di chuyển của nước tiểu khi đi ra khỏi thận.

– Tại thận: là những bất thường của thận ngăn cản quá trình lọc máu hoặc sản xuất nước tiểu.

than2 Những điều cần biết về bệnh suy thận cấp

Suy thận trước thận

Suy thận trước thận là loại suy thận cấp thường gặp nhất (60 – 70% trường hợp). Thận không nhận đủ máu để lọc. Suy thận trước thận có thể do những trường hợp sau:

– Mất nước: do nôn ói, tiêu chảy, thuốc lợi tiểu hoặc thiếu máu.

– Máu không đến thận được do nhiều nguyên nhân:

+ Huyết áp tụt mạnh do một cuộc phẫu thuật lớn gây mất máu, chấn thương hoặc phỏng nặng, hoặc nhiễm trùng huyết.

+ Các mạch máu đến thận bị tắc nghẽn hoặc hẹp

+ Suy tim hay nhồi máu gây giảm lưu lượng máu

+ Suy gan dẫn đến những thay đổi trên các hormon ảnh huởng đến lưu lượng máu và áp lực đến thận.

Thận không bị tổn thương thật sự trong giai đoạn sớm của quá trình suy thận trước thận. Nếu được điều trị với phương pháp thích hợp, những bất thường trên có thể trở lại bình thường. Giảm lượng máu đến thận kéo dài, dù với bất kỳ nguyên nhân gì, cũng có thể gây tổn thương nhu mô thận vĩnh viễn.

Suy thận sau thận

Suy thận sau thận đôi khi có liên quan đến suy thận do tắc nghẽn do có một vật gì đó ngăn chặn sự bài tiết nước tiểu đã được thận sản xuất ra. Đây là nguyên nhân hiếm gặp nhất của suy thận cấp (khoảng 5 – 10 % trường hợp). Tình trạng này có thể phục hồi lại được bình thường trừ khi sự tắc nghẽn tồn tại đủ lâu để gây tổn thương đến nhu mô thận.

Tắc nghẽn một trong hai niệu quản có thể do những nguyên nhân sau:

– Sỏi niệu: thường chỉ ở một bên.

– Ung thư các cơ quan thuộc niệu đạo hoặc những cấu trúc gần niệu đạo có thể gây tắc nghẽn dòng nước tiểu.

– Do thuốc.

Tắc nghẽn ở bàng quang có thể do những nguyên nhân sau:

– Sỏi bàng quang

– Phì đại tiền liệt tuyến (nguyên nhân thường gặp nhất ở nam giới)

– Cục máu đông

– Ung thư bàng quang

– Bệnh bàng quang thần kinh làm giảm khả năng co của bàng quang

Các điều trị là giải phóng sự tắc nghẽn. Một khi đã được giải phóng, thận thường sẽ hồi phục trong vòng 1 đến 2 tuần nếu như không có nhiễm trùng hay những vấn đề khác.

Tổn thương thận

Tổn thương thận nguyên phát là nguyên nhân phức tạp nhất gây suy thận (chiếm khoảng 25 đến 40% trường hợp). Những nguyên nhân tại thận gây suy thận bao gồm những lý do ảnh hưởng đến chức năng lọc của thận, hệ thống cấp máu bên trong thận và nhu mô thận có chức năng điều hòa muối và nước.

Một số nguyên nhân tại thận có thể gây suy thận bao gồm:

– Bệnh mạch máu

– Cục máu đông ở mạch máu thận

– Tổn thương nhu mô và tế bào thận

– Viêm tiểu cầu thận

– Viêm thận kẽ cấp tính

– Hoại tử ống thận cấp

Viêm tiểu cầu thận: tiểu cầu thận, hệ thống lọc đầu tiên của thận, có thể bị tổn thương bởi nhiều loại bệnh khác nhau, bao gồm nhiễm trùng dẫn đến kết quả là viêm gây suy giảm chức năng thận.

– Thường gặp nhất là viêm họng do streptococcal. Vi khuẩn streptococcal có thể hủy hoại cầu thận.

– Những triệu chứng bất thường của cầu thận có thể bao gồm nước tiểu màu sậm (như coca hoặc trà) và đau lưng.

– Những triệu chứng khác bao gồm sản xuất ra nước tiểu ít hơn bình thường, tiểu ra máu, tăng huyết áp và phù (do cơ thể giữ nước lại)

– Điều trị thường bao gồm dùng thuốc và nếu như chức năng thận suy giảm rõ rệt thì có thể cần phải thẩm phân để loại bỏ những chất cặn có khả năng đe dọa tính mạng mà cơ thể không thể bài tiết ra ngoài được.

Viêm thận kẽ cấp tính: là sự sụt giảm một cách đột ngột của chức năng thận do viêm mô kẽ của thận giữ vai trò chính là giữ cân băng muối và nước nhiều hơn là nhiệm vụ lọc chất cặn.

– Nguyên nhân thường gặp nhất là uống những loại thuốc như kháng sinh, kháng viêm (aspirin, ibuprofen) và thuốc lợi tiểu.

– Những nguyên nhân khác bao gồm nhiễm trùng và bệnh có liên quan đến hệ miễn dịch như lupus, leukemia, lymphoma và sarcoidosis.

– Thường có thể phục hồi lại được nếu như thận không bị tổn thương nặng

– Điều trị bao gồm ngừng những loại thuốc gây ảnh hưởng, điều trị nhiễm trùng và thẩm phân trong trường hợp chức năng thận còn lại rất thấp.

Hoại tử ống thận cấp: các ống thận bị tổn thương và không hoạt động bình thường được. Hoại tử ống thận thường là kết quả cuối cùng của các nguyên nhân gây suy thận cấp khác. Ống thận là những cấu trúc tinh vi đảm nhận phần lớn chức năng lọc của thận. Khi bị hoại tử, các tế bào tạo nên ống thận trở nên vô dụng và “chết”

– Tình trạng này chiếm khoảng 90% trường hợp suy thận cấp tiên phát.

– Nguyên nhân bao gồm shock (giảm lượng máu đến thận), thuốc (đặc biệt là kháng sinh) và những chất dùng trong hóa trị, chất độc và thuốc nhuộm dùng trong một số kiểu chụp x-quang.

– Một số người tạo thành nước tiểu ít hơn bình thường rất nhiều. Những triệu chứng khác của hoại tử ống thận cấp bao gồm: mệt mỏi, phù, hôn mê, buồn nôn, nôn, đau bụng, chán ăn và nổi ban. Đôi khi không có triệu chứng nào cả.

– Cách điều trị phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra tổn thương và có thể bao gồm việc ngưng dùng loại thuốc được cho là thủ phạm, bổ sung dịch cho cơ thể, tăng lượng máu đến thận. Có thể cho thuốc lợi tiểu để tăng sản xuất nước tiểu nếu như tổng lượng nước trong cơ thể quá nhiều. Có thể cho thuốc để cân bằng lại thành phần hóa học của máu.

– Nếu như thận không phục hồi được và các phương pháp điều trị không thay thế được một cách thích hợp chức năng bị mất của thận, bệnh nhân sẽ cần phải thẩm phân thường xuyên hoặc chuẩn bị ghép thận.

Triệu chứng biểu hiện

Dưới đây là một số triệu chứng có thể xảy ra ở những người bị suy thận cấp. Một số người không có triệu chứng, ít ra là vào giai đoạn sớm của bệnh. Các triệu chứng có thể rất mờ nhạt.

– Giảm sản xuất nước tiểu

– Phù thân

– Gặp vấn đề về cô đặc nước tiểu

– Lẫn lộn

– Mệt mỏi

– Lơ mơ

– Buồn nôn, nôn

– Tiêu chảy

– Đau bụng

– Có vị kim loại trong miệng

Hôn mê có thể xảy ra ở những trường hợp suy thận cấp rất nặng.

Khám và xét nghiệm

Nhiều người bị suy thận cấp mà không có triệu chứng gì cả. Ngay cả khi có triệu chứng thì nó cũng không đặc hiệu, có nghĩa là các triệu chứng đó có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Khám bệnh thường chỉ cung cấp rất ít dấu hiệu bất thường.

Suy thận thường được phát hiện qua xét nghiệm máu hoặc nước tiểu. Những xét nghiệm này có thể được làm khi bệnh nhân đến bệnh viện vì những nguyên nhân khác, vì họ cảm thấy không khỏe nhưng không hiểu tại sao, hoặc trong một cuộc kiểm tra sức khỏe định kỳ.

– Nồng độ ure (BUN – blood urea nitrogen) và creatinine cao trong suy thận do nguyên nhân trước thận. Người ta gọi tình trạng này là tăng ure huyết.

– Nồng độ các chất điện giải trong máu có thể cao hoặc thấp một cách bất thường do chức năng lọc của thận không được bình thường.

– Khi suy thận kéo dài và nặng, số lượng hồng cầu có thể giảm, đây là tình trạng thiếu máu.

Có thể đo lượng nước tiểu thải ra trong một khoảng thời gian nhất định để biết số lượng và chất lượng những chất thải được tiết ra. Khi nhu mô thận bị tổn thương, protein và những chất khác có thể sẽ bị thải ra qua nước tiểu một cách bất thường. Ở một số trường hợp, lượng nước tiểu còn sót lại trong bàng quang sau khi đi tiểu có thể được đo bằng cách đặt một catheter (một ống cao su mỏng) thông vào bàng quang.

– Nước tiểu còn sót lại trong bàng quang sau khi đi tiểu có thể gợi ý một tình trạng suy thận sau thận, thường là do phì đại tiền liệt tuyến ở nam

– Nước tiểu có thể sẫm màu biểu thị tình trạng creatinine và những chất khác bị cô đặc lại.

– Nước tiểu có thể được quan sát dưới kính hiển vi để phát hiện đấu hiệu đặc hiệu của những bệnh của thận. Một số dấu hiệu bao gồm có máu, mủ và chất rắn bên trong nước tiểu.

– Nồng độ các chất điện giải trong nước tiểu có thể giúp xác định nguyên nhân chính xác của suy thận.

Nếu không thể chẩn đoán chắc chắn sau khi xét nghiệm, có thể siêu âm thận và bàng quang để tìm ra những dấu hiệu của những nguyên nhân đặc hiệu gây suy thận.

Ở một số trường hợp, một mẫu mô của thận được lấy ra để tìm nguyên nhân gây suy thận.

Điều trị

Điều trị suy thận tùy thuộc vào nguyên nhân và mức độ của bệnh. Bệnh nhân có thể được chuyển sang cho những bác sĩ chuyên khoa tiết niệu để được điều trị. Mục tiêu đầu tiên là xác định được chính xác nguyên nhân gây suy thận để định hướng điều trị. Sau đó, xác định mức độ ảnh hướng đến cơ thể của nước và chất cặn bị tích lũy lại để điều chỉnh quyết định điều trị trong lựa chọn thuốc và chỉ định thẩm phân.

Tự chăm sóc tại nhà

Khi bị suy thận cấp không nên ở lại nhà để tự điều trị vì đây có thể là một tình trạng bệnh rất nặng cần có sự chăm sóc của các bác sĩ.

– Có thể thực hiện tại nhà một phần hoặc toàn bộ các biện pháp trị liệu. Trong một số trường hợp có thể điều trị tại nhà bởi một y tá gia đình dưới sự giám sát của bác sĩ.

– Trong những trường hợp chức năng thận phục hồi không hoàn toàn, cần phải dùng thận nhân tạo để loại bỏ phần nước dư thừa và chất cặn bị tích tụ lại. Có thể làm điều này bằng cách thẩm phân, là một quá trình lọc các chất cặn và nước ra khỏi máu. Thẩm phân được thực hiện tại bệnh viện khi cần. Có thể thực hiện tại nhà trong những trường hợp suy thận vĩnh viễn và phải thẩm phân cho đến cuối đời.

Điều trị

Điều trị tập trung vào việc loại bỏ nguyên nhân gây suy thận.

Cần phải kiểm tra lại những loại thuốc và những thứ mà bệnh nhân đã tiêu hóa. Bất kỳ chất nào có thể gây hại cho thận đều sẽ được loại trừ hoặc giảm liều thuốc.

Những các điều trị khác sẽ được đề nghị với những mục tiêu sau:

– Điều trị mất nước – truyền dung dịch qua đường tĩnh mạch, kèm với chất điện giải nếu cần thiết.

– Ngăn dịch – đối với những loại suy thận mà lượng dịch thừa không bị thận loại trừ một cách thích đáng.

– Tăng lượng máu đến thận – thường bằng cách cải thiện chức năng tim hoặc tăng huyết áp.

– Điều trị những bất thường về hóa học (các chất điện giải) để giúp những hệ cơ quan khác của cơ thể hoạt động được bình thường.

Nếu thận của bệnh nhân không đáp ứng được với điều trị và chức năng thận không được phục hồi một cách thích hợp, bệnh nhân cần phải được thẩm phân. Thẩm phân được thực hiện bằng con đường mạch máu (chạy thận nhân tạo) hay bằng con đường tiếp cận ổ bụng qua lớp màng bao quanh các tạng của ổ bụng (thẩm phân phúc mạc).

– Đối với chạy thận nhân tạo, bệnh nhân sẽ được nối với máy qua một ống chạy bên trong ống dẫn được tạo ra bằng cách phẫu thuật giữa động mạch lớn và tĩnh mạch. Máu sẽ đi qua thận nhân tạo và sẽ được loại bỏ những chất độc và các chất cặn ra ngoài rồi sau đó quay ngược trở về cơ thể.

– Hầu hết bệnh nhân cần phải chạy thận 3 lần mỗi tuần

Đối với thẩm phân phúc mạc, chất cặn và nước thừa từ máu sẽ di chuyển vào ổ bụng (khoang phúc mạc) và sẽ được loại bỏ ra khỏi cơ thể qua một catheter được đặt vào cơ thể qua phẫu thuật (xuyên qua da) để đi vào khoang phúc mạc.

Nhiều bệnh nhân có thể cải thiện sức khỏe khi nguyên nhân gây suy thận được loại bỏ hoặc được điều trị và không cần phải thẩm phân. Chức năng thận thường sẽ được phục hồi về bình thường mặc dù có một số trường hợp những tổn thương còn lại làm thận chỉ có thể phục hồi lại được một phần chức năng bình thường của mình. Những bệnh nhân này có thể không cần phải thẩm phân nhưng cần sử dụng thuốc để hỗ trợ cho chức năng thận bị mất.

Những bước tiếp theo

Theo dõi

Bác sĩ sẽ sắp xếp những lần tái khám kế tiếp phù hợp với nguyên nhân gây suy thận và mức độ nặng của bệnh. Khi đó bệnh nhân sẽ được theo dõi tình trạng bệnh gây suy thận của mình và thực hiện những xét nghiệm cần thiết để đảm bảo chức năng thận đã được phục hồi. Những biện pháp dự phòng có thể sẽ cần thiết trong một số trường hợp để ngăn không cho bệnh tái diễn lại lần nữa.

Phòng ngừa

Kiểm tra sức khỏe hằng năm bao gồm xét nghiệm máu và phân tích nước tiểu để theo dõi tình trạng của thận và đường tiểu.

Uống đủ nước để giúp thận làm việc được bình thường.

Tránh sử dụng các chất hoặc thuốc có thể gây độc hoặc hủy hoại nhu mô thận. Hỏi ý kiến bác sĩ về những chất nên tránh.

Những người có nguy cơ bị suy thận mạn tính cần phải kiểm tra thường xuyên hơn về chức năng thận và những vấn đề khác có thể gây suy giảm chức năng thận. Nếu bị tiểu khó hoặc tiểu máu, bạn nên đến khám bệnh ngay khi có thể.

Tiên lượng

Mức độ phục hồi của suy thận cấp tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Nếu nguyên nhân gây bệnh không xuất phát từ tổn thương chính nhu mô thận thì bệnh nhân có thể có khả năng hồi phục hoàn toàn. Chỉ có thể phục hồi một phần chức năng thận nếu như tổn thương không được điều trị khỏi hoàn toàn.

Theo suckhoedoisong

thegioicaythuoc Những điều cần biết về bệnh suy thận cấp

300x250 holy Những điều cần biết về bệnh suy thận cấp

Cùng Chuyên Mục

Bình Luận Facebook

bình luận

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Hotline 24H Mua Hang Online