Trẻ thiếu vitamin K dễ bị xuất huyết não
Khám bệnh Online hoàn toàn miễn phí bởi Lương y Nguyễn Hùng
Xem tử vi năm 2016 Bính Thân cho 12 con Giáp dựa theo ngày sinh !!!
Khi thành mạch máu bị tổn thương, nếu không được bổ sung hoặc bổ sung vitamin K không kịp thời sẽ gây rối loạn đông máu, làm tăng nguy cơ chảy máu. Trẻ sẽ bị chảy máu kéo dài ở nhiều nơi như cuống rốn, mũi, đường tiêu hoá, thậm chí gây xuất huyết não.
Ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình đông máu nên thiếu vitamin K dễ khiến bé bị chảy máu ở nhiều nơi như trên da, mũi, mồm và các bộ phận trong cơ quan tiêu hóa, thậm chí là xuất huyết não.
Nguy cơ cao ở trẻ sơ sinh
Mới đây, Bệnh viện Nhi Đồng 2, Tp.HCM đã cấp cứu cho một bé trai 20 ngày tuổi mắc chứng xuất huyết não. Qua xét nghiệm các bác sĩ cho biết nguyên nhân không bắt nguồn từ các vấn đề ở não bộ mà là do thiếu vitamin K. Dù các bác sĩ đã tận tình cứu chữa những đáng tiếc cháu bé không qua khỏi cơn nguy kịch. Trước đó không lâu, một bé gái 45 ngày tuổi cũng có cùng triệu chứng nhưng do gia đình đã đưa cháu nhập viện kịp thời nên đã qua khỏi.
Không quá nguy hiểm như hai trường hợp trên, bé trai Nguyễn Thành N, 1 tháng tuổi ở Tây Ninh được bố mẹ đưa vào viện trong tình trạng máu mũi liên tục chảy. Khi được bổ sung vitamin K tình trạng chảy máu của bé hoàn toàn biến mất. Sau một thời gian điều trị bé đã xuất viện trong tình trạng khỏe mạnh bình thường.
Sở dĩ trẻ sơ sinh có nguy cơ thiếu vitamin K cao hơn là do ruột chưa tổng hợp được lượng vitamin K cần thiết, mà chủ yếu được cơ thể mẹ truyền sang trong quá trình mang thai và khi cho con bú (qua sữa). Nếu cơ thể người mẹ chưa bổ sung đủ thì nguy cơ thiếu vitamin K ở bé càng cao.
Theo BS. Nguyễn Văn Lộc, Khoa Khám Bệnh, Bệnh viện Nhi Trung ương, “việc tiêm phòng vitamin K cho trẻ nhỏ sau khi sinh là điều vô cùng cần thiết, bởi vitamin K là một phần quan trọng không thể thiếu trong quá trình làm đông máu của cơ thể. Khi thành mạch máu bị tổn thương, nếu không được bổ sung hoặc bổ sung vitamin K không kịp thời sẽ gây rối loạn đông máu, làm tăng nguy cơ chảy máu. Trẻ sẽ bị chảy máu kéo dài ở nhiều nơi như cuống rốn, mũi, đường tiêu hoá, thậm chí gây xuất huyết não. Nhiều trường hợp trẻ vì thiếu vitamin K chảy máu não quá nhiều dẫn tới tử vong. Những trẻ được cứu chữa cũng để lại nhiều di chứng như liệt tứ chi hoặc mắc bệnh tâm thần, ảnh hưởng tới khả năng tư duy”.
Đề phòng tai biến cho trẻ
Việc đề phòng thiếu vitamin K cho trẻ sơ sinh phụ thuộc rất nhiều vào người mẹ. Trong thời kỳ mang thai người mẹ nên ăn nhiều trứng, thịt nạc (bò, lợn), súp lơ, bắp cải… Đây đều là những thực phẩm giàu vitamin K và dưỡng chất. Thai phụ nên uống bổ sung thêm vitamin K1, ít nhất 2-4 tuần và 1 viên K1 (5mg) trước khi sinh.
Sau khi bé chào đời nên được tiêm phòng vitamin K1 (1mg) hoặc K3 (2mg). Nếu thấy trẻ có dấu hiệu chảy máu không bình thường thì cần đưa đến bệnh viện chuyên khoa nhi tiêm lại vitamin K đề phòng tai biến.
Khi trẻ có những biểu hiện kích thích, nôn ói, chảy máu ở da, mũi, miệng, hậu môn… sốt li bì nhiều giờ đồng hồ, cần cho trẻ nhập viện ngay.
Leave a Reply