Trẻ em cần ngủ bao lâu?
Khám bệnh Online hoàn toàn miễn phí bởi Lương y Nguyễn Hùng
Xem tử vi năm 2016 Bính Thân cho 12 con Giáp dựa theo ngày sinh !!!
Thời lượng giấc ngủ cần thiết của trẻ thay đổi tùy thuộc vào những yếu tố cá nhân và nhu cầu của cơ thể, bao gồm độ tuổi của trẻ.
1-4 tuần tuổi: 15-16 giờ mỗi ngày
Trẻ sơ sinh thường ngủ từ khoảng 15-18 giờ mỗi ngày, nhưng chỉ ngủ những giấc ngắn, khoảng hai-bốn giờ mỗi lần. Trẻ sinh non có thể ngủ lâu hơn.
1-4 tháng tuổi: 14-15 giờ mỗi ngày
Qua sáu tuần tuổi, con của bạn bắt đầu tạm ổn định về giấc ngủ. Giấc ngủ của bé dài nhất từ bốn-sáu giờ và có xu hướng xảy ra thường xuyên vào ban đêm.
4-12 tháng tuổi: 14-15 giờ mỗi ngày
Các bé thường có ba giấc ngủ ngắn và giảm còn hai lần sau sáu tháng tuổi. Tại thời điểm này (hoặc sớm hơn), bé có thể ngủ suốt đêm một cách tự nhiên. Những giấc ngủ ngắn của bé thường kéo dài khoảng một-hai giờ và có thể thay đổi theo thời gian.
Hầu hết các bé được 11 tháng tuổi thường chỉ ngủ khoảng 12 giờ, trong khi ngủ đến 15 giờ là tốt nhất. Thiết lập các thói quen ngủ lành mạnh là mục tiêu chính trong giai đoạn này.
1-3 tuổi: 12-14 giờ mỗi ngày
Giai đoạn này, bé dường như sẽ bỏ qua giấc ngủ buổi sáng, và chỉ ngủ trưa một lần. Hầu hết các bé từ 21-36 tháng vẫn cần ngủ trưa một lần trong ngày, có thể dài từ một-bốn giờ. Bé thường đi ngủ từ 7-9 giờ tối, và thức giấc từ 6-8 giờ sáng.
3-6 tuổi: 10-12 giờ mỗi ngày
Khi ba tuổi, hầu hết các bé vẫn ngủ trưa, trong khi đến năm tuổi, hầu như không còn. Các giấc ngủ ngắn cũng trở nên ngắn hơn.
7-12 tuổi: 10-11 giờ mỗi ngày
Ở độ tuổi này, do các hoạt động xã hội, nhà trường, gia đình, thời gian đi ngủ của các em càng ngày càng muộn hơn. Đa phần các em thường đi ngủ vào lúc 9 giờ tối. Tổng thời gian ngủ khoảng từ 9-12 giờ. Nhìn chung, ở lứa tuổi này cần 9-10 giờ ngủ.
12-18 tuổi: 8-9 giờ mỗi ngày
Việc mất ngủ nhiều sẽ gây nên tình trạng mệt mỏi, không tỉnh táo và thiếu sức khỏe. Nhiều thanh thiếu niên có thể thật sự cần ngủ nhiều hơn trong những năm trước đó, không phải nhu cầu ngủ của trẻ tăng lên mà chính áp lực của xã hội làm trẻ thiếu ngủ.
Theo Phunutoday
Leave a Reply