Phân biệt cảm cúm và cảm lạnh

check Phân biệt cảm cúm và cảm lạnh Khám bệnh Online hoàn toàn miễn phí bởi Lương y Nguyễn Hùng
new Phân biệt cảm cúm và cảm lạnh Xem tử vi năm 2016 Bính Thân cho 12 con Giáp dựa theo ngày sinh !!!

hanghiem Phân biệt cảm cúm và cảm lạnh

là 2 căn bệnh vô cùng phổ biến mà hầu hết mỗi người đều đã từng trải qua trong cuộc đời. Tuy nhiên, liệu bạn đã hiểu đúng về 2 căn bệnh này chưa?

Dưới đây là một số kiến thức phổ thông giúp bạn phân biệt được 2 loại bệnh này cũng như những tình huống cần được đi khám ngay tại các cơ sở y tế.

Về cơ bản, 2 bệnh này có những biểu hiện khá giống nhau, bao gồm hắt hơi, ho, , sốt… Tuy nhiên, cảm lạnh so với cảm cúm thì nhẹ hơn nhiều, vì khiến cơ thể mệt mỏi và khó chịu hơn, ngoài ra còn có thể mang lại nhiều biến chứng.

cam3 Phân biệt cảm cúm và cảm lạnh

Cảm lạnh là một bệnh về đường hô hấp nhẹ hơn cúm. Hai bệnh đều có những biểu hiện khá giống nhau như: hắt hơi, ho, đau họng, sốt…

Cảm Lạnh

Cảm lạnh thông thường là căn thường gặp nhất ở ngườ. Dấu hiệu của bệnh bắt đầu là đau họng, có thể biến mất sau 1-2 ngày, tiếp theo đó là các triệu chứng ở mũi như , tắc mũi và ho. Người lớn thường không bị sốt nhưng trẻ nhỏ thì có thể bị sốt nhẹ. Trong vài ngày đầu, bạn sẽ thấy trong nhiều, sau đó thì nước mũi đặc lại. Các triệu chứng này là do hệ thống miễn dịch của cơ thể phản ứng với virus chứ không phải do virus gây ra.

Cảm lạnh thường chỉ kéo trong khoảng 1 tuần và có thể lây lan cho người khác ở cùng nhà hoặc ở gần bạn. Nếu bệnh không cải thiện sau một tuần, thì có thể là nguyên nhân gây bệnh là vi khuẩn, khi đó thì bạn cần uống thuốc kháng sinh.

Cảm Cúm

Cảm cúm  cũng là bệnh thường gặp thuộc nhóm bệnh truyền nhiễm hô hấp cấp, do nhiều loại virus gây ra và không giống như bệnh cảm lạnh thông thường. Những biểu hiện của bệnh cúm thường nặng hơn là cảm lạnh và diễn tiến nhanh, bao gồm, đau họng, sốt, đau đầu, đau nhức và mỏi cơ, ho…Trường hợp bị cúm H1N1 đại dịch có thể có thêm biểu hiện buồn nôn và nôn.

Các biến chứng thường gặp của bệnh có thể kể đến như viêm phổi, đặc biệt ở trẻ, người già hoặc người có bệnh phổi, tim; viêm tai; nhiễm trùng xoang, cơ thể bị mất nước,…

Giống như virus gây cảm lạnh, cũng đi vào cơ thể qua các màng nhày ở ở mũi, mắt và miệng. Mỗi lần bạn chạm tay lên một vùng này đồng nghĩa với việc bạn đang tự truyền virus cho mình. Vì thế, điều quan trọng là bạn hãy rửa tay sạch sẽ để ngừa bệnh cúm và cảm lạnh.

Trường hợp cần nên đến gặp bác sĩ:

– Ho liên tục: Khi cơn ho không thuyên giảm sau 2 hoặc 3 tuần thì bạn có thể bị viêm tiểu phế quản và bạn cần thuốc kháng sinh. Viêm xoang cũng có thể khiến bạn ho dai dẳng.

– Đau đầu và tắc mũi không khỏi: Nếu bạn bị đau quanh mắt và mặt, tiếp tục chảy nước mũi sau một tuần thì có thể bạn bị biến chứng viêm xoang và bạn có thể cần thuốc kháng sinh. Mặc dù phần lớn các trường hợp viêm xoang không cần dùng thuốc kháng sinh.

Trong một số trường hợp bạn cần đến bệnh viện ngay. Với người lớn đó là khi có các biểu hiện như: đau ngực, đầu dữ dội, khó thở, chóng mặt, liên tục nôn. Với trẻ nhỏ thì bạn cần lưu ý khi trẻ khó thở hoặc thở nhanh, da chuyển màu hơi tái, không uống đủ nước, không tương tác bình thường, quấy khóc, khó chịu, các triệu chứng được cải thiện sau đó đột nhiên xấu đi, sốt kèm theo nổi ban.

Theo VnExpress

thegioicaythuoc Phân biệt cảm cúm và cảm lạnh

300x250 holy Phân biệt cảm cúm và cảm lạnh

Cùng Chuyên Mục

Bình Luận Facebook

bình luận

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Hotline 24H Mua Hang Online