Kim ngân – Vị thuốc giải độc, trị nhọt
Khám bệnh Online hoàn toàn miễn phí bởi Lương y Nguyễn Hùng
Xem tử vi năm 2016 Bính Thân cho 12 con Giáp dựa theo ngày sinh !!!
Kim ngân có tác dụng thanh nhiệt giải độc, lương huyết chỉ lỵ. Dùng cho các trường hợp nhiễm khuẩn, virut gây bệnh cấp tính sốt nóng, viêm khí phế quản, đau rát họng…
Kim ngân còn có tên khác là nhẫn đông, kim ngân hoa là nụ hoa của cây nhẫn đông (Lonicera japonica Thunb.). Nhẫn đông đằng là dây leo của cây nhẫn đông (hay gọi là kim ngân dây). Công dụng của nhẫn đông đằng giống kim ngân hoa nhưng kém hơn; có tác dụng trừ phong nhiệt ở kinh lạc mà giảm đau. Kim ngân hoa sao đen gọi là kim ngân hoa khôi, có tác dụng lương huyết, cầm đi lỵ, trị xích lỵ, đại tiện ra máu. Kim ngân có các flavonoid: luteolin, lonicerin; tannoid và chất sáp… Vị ngọt, tính lạnh; vào phế, vị, tâm, tỳ, đại tràng nên kim ngân có tác dụng thanh nhiệt giải độc, lương huyết chỉ lỵ. Dùng cho các trường hợp nhiễm khuẩn, virut gây bệnh cấp tính sốt nóng, viêm khí phế quản, đau rát họng, ho, miệng khô họng khát, hội chứng kiết lỵ, mụn nhọt lở ngứa, phát ban.
Giải độc trị nhọt:
Bài 1: kim ngân hoa 20g, cam thảo 20g. Sắc uống.
Bài 2: kim ngân hoa tươi, giã nát, chế với rượu, đắp xung quanh chỗ đau. Trị mọi chứng ung thũng nhọt độc.
Bài 3: kim ngân hoa (hoặc kim ngân dây) 12g, cúc hoa 2g, bồ công anh 12g, sinh cam thảo 4g. Sắc uống. Trị mụn nhọt sưng đau.
Tán nhiệt giải biểu: Dùng cho chứng nhiệt mới mắc phát sốt.
Bài 1: Ngân kiều tán: kim ngân hoa 16g, liên kiều 12g, cát cánh 8g, bạc hà 4g, trúc diệp 12g, cam thảo 4g, kinh giới tuệ 8g, ngưu bàng tử 12g, đậu nhự 8g. Sắc uống. Tác dụng tân lương giải biểu, thanh nhiệt giải độc. Trị các bệnh thuộc nhiệt, ớn lạnh phát sốt, yết hầu sưng đau hoặc viêm tuyến mang tai cấp tính.
Kim ngân hoa 20g, bồ công anh 20g, hạ khô thảo 20g. Sắc uống. Phòng viêm màng não.
Bài 2: Ngân hoa bạc hà ẩm: kim ngân hoa 30g, bạc hà 10g, lô căn tươi 60g. Trước tiên sắc lô căn và kim ngân khoảng 15 phút, cho tiếp bạc hà đun thêm trong 3 phút. Đem lọc lấy nước pha thêm đường cho uống. Dùng cho trường hợp cảm nhiệt, sốt nóng, thời kỳ đầu của nhiễm virut như sốt xuất huyết, phát ban, sốt sưng hạch…
Bài 3: Nước chè kim ngân hoa cúc: kim ngân hoa, cúc hoa, liều lượng bằng nhau 10 – 12g. Pha hãm uống thay chè. Dùng cho các trường hợp cảm nắng (say nắng, say nóng), nổi ban mẩn ngứa dị ứng.
Bài 4: Kim ngân hoa ẩm: kim ngân hoa 30g sắc lấy nước, cho thêm đường tùy ý, đun sôi lại, chia uống 3 lần trong ngày. Dùng cho bệnh nhân có hội chứng lỵ cấp có sốt nóng, đầy bụng, nôn, đại tiện xuất huyết, đau quặn bụng.
Bài 5: Cháo hạt sen kim ngân: kim ngân hoa 30g, gạo tẻ 60g, hạt sen 30g. Kim ngân nấu sắc lấy nước đem nấu cháo với gạo và hạt sen. Khi cháo được thêm chút đường hoặc muối. Dùng cho các trường hợp tiêu chảy cấp, lỵ cấp, mụn nhọt cấp tính, các bệnh siêu vi cấp sốt nóng, sưng hạch phát ban.
Liều dùng cách dùng: 8 – 125g bằng cách nấu, sắc, hãm.
Theo Suckhoedoisong
Leave a Reply