Thuốc trị nghẹt mũi và những lưu ý khi dùng
Khám bệnh Online hoàn toàn miễn phí bởi Lương y Nguyễn Hùng
Xem tử vi năm 2016 Bính Thân cho 12 con Giáp dựa theo ngày sinh !!!
Có một số nguyên nhân gây nghẹt mũi như: viêm mũi vận mạch, viêm mũi dị ứng, viêm mũi teo, viêm xoang, bị lệch vách ngăn, có khối u trong mũi, chấn thương ở mũi…
Nghẹt mũi là tình trạng đường thở ở mũi bị tắc nghẽn. Bình thường, chúng ta thở qua đường mũi chậm, đều đặn, không có tiếng kêu và miệng thì ngậm; khi bịt một bên mũi, ta vẫn thở được dễ dàng. Khi nghẹt mũi, ta thở khó khăn, có tiếng kêu; nếu bịt một bên mũi, ta sẽ ngạt và phải thở bằng miệng. Cần thở bằng đường mũi vì mũi không chỉ là đường thông không khí mà còn lọc sạch, làm ấm, làm ẩm không khí. Nếu hốc mũi bị tắc vì lý do nào đó, ta phải thở bằng miệng thì không khí hít vào sẽ không được lọc sạch, không được làm ấm, ẩm nên rất dễ gây viêm nhiễm đường hô hấp hoặc làm tình trạng viêm nhiễm nặng thêm.
Thuốc nào trị nghẹt mũi?
Thuốc thường dùng là thuốc cho tác dụng tại chỗ dùng để nhỏ mũi.
Trường hợp bị nghẹt mũi kèm sổ mũi, ta có thể dùng thuốc nhỏ mũi có chứa dược chất có tác dụng cường giao cảm thần kinh (hay trực giao cảm thần kinh) như naphazolin (biệt dược Nasoline, Rhinex 0,05%), oxymetazolin, xylometazolin… làm cho co mạch và giảm sung huyết ở niêm mạc mũi, khiến nước mũi hết chảy giàn giụa. Tuy nhiên, vì thuốc nhỏ mũi loại này có tác dụng cường giao cảm thần kinh gây co mạch nên người lớn bị bệnh tăng huyết áp, tim mạch, cường giáp hay phụ nữ có thai và cho con bú phải rất thận trọng, chỉ nên dùng khi được bác sĩ chỉ định, không nên tự ý sử dụng bừa bãi.
Đặc biệt, thuốc nhỏ mũi co mạch chống sung huyết dùng lâu dài có thể gây hiện tượng “bật lại” (rebound) – tức lúc đầu làm hết sổ mũi, nghẹt mũi nhưng sau đó gây nghẹt mũi trở lại, làm viêm mạn tính niêm mạc mũi rất khó trị. Chính thuốc nhỏ mũi dạng này gây ra một loại bệnh gọi là “bệnh viêm mũi do thuốc” khiến việc điều trị rất khó khăn. Vì vậy, có khuyến cáo người lớn bình thường không dùng thuốc nhỏ mũi co mạch, chống sung huyết quá 5 ngày.
Đối với trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh, trẻ nhũ nhi, tác dụng gây co mạch của thuốc nhỏ mũi kể trên không chỉ khu trú ở niêm mạc mũi mà gây co mạch toàn thân, tức co mạch ở cả tim, gan, thận…, đưa đến tai biến gây tím tái, vã mồ hôi, choáng, phải được cấp cứu tại bệnh viện. Từ năm 1985 đến 2012, FDA Mỹ đã xác định có 96 trường hợp trẻ em ở Mỹ từ 1 tháng đến 5 tuổi bị ngộ độc vì các chế phẩm chứa chất co mạch là naphazolin. Còn ở nước ta, trong thời gian qua, Bệnh viện Nhi Đồng 1 (TP HCM) đã cấp cứu cho một số trẻ nhũ nhi bị thở yếu, tay chân lạnh, tím tái vì được cho nhỏ mũi thuốc có chứa naphazolin. Vì vậy, với trẻ dưới 8 tuổi, tuyệt đối không dùng thuốc nhỏ mũi chứa dược chất làm co mạch, chống sung huyết.
Thuốc nhỏ mũi thứ hai mà trẻ nhỏ, trẻ nhũ nhi, phụ nữ có thai hoặc người lớn cần dùng thường xuyên giúp thông thoáng là dịch natri clorid 0,9% (NaCl 0,9%), còn gọi là dung dịch “nước muối sinh lý”.
Coi chừng trẻ ngộ độc vì dầu gió!
Một loại thuốc dùng qua mũi đồng thời là thuốc thoa giảm đau dùng lâu đời là dầu gió, cao xoa (còn gọi là dầu cù là). Thuốc loại này được bôi lên mũi và hít hơi dầu vào.
Để có tác dụng làm thông mũi, sát trùng đường hô hấp, dầu gió hay cao xoa chứa nhiều loại tinh dầu bay hơi, như: tinh dầu bạc hà (menthol), tinh dầu chương não (camphor). Một số dầu xoa có chứa thêm methyl salicylat, tinh dầu thông…
Người lớn dùng dầu gió không thôi mà trị được nghẹt mũi, sổ mũi thì đó là điều rất tốt nhưng với trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh, thì phải thật cảnh giác. Đã xảy ra tình trạng – không chỉ ở nước ta mà còn nhiều nước trên thế giới – dầu gió, cao xoa chứa tinh dầu bạc hà, tinh dầu chương não gây “nhiễm” dẫn đến tử vong ở trẻ sơ sinh.
Đã có nhiều thông tin báo cáo trẻ sơ sinh bị ngộ độc vì mẹ dùng dầu gió xức và làm dầu dính trên mũi con. Menthol, camphor có tác dụng kích ứng đường hô hấp trẻ sơ sinh. Khi trẻ hít phải các chất này sẽ ngưng thở do suy hô hấp. Phụ nữ cho con bú cũng tránh, không nên dùng thuốc thoa chứa methyl salicylat vì có thể dính ở đầu vú, trẻ bú sẽ nuốt phải methyl salicylat và ngộ độc.
Theo Phunutoday
Leave a Reply