Những dấu hiệu sinh non ở mẹ bầu
Khám bệnh Online hoàn toàn miễn phí bởi Lương y Nguyễn Hùng
Xem tử vi năm 2016 Bính Thân cho 12 con Giáp dựa theo ngày sinh !!!
Trong thời gian mang thai, sức khỏe bà bầu và thai nhi rất yếu. Vì thế, bà bầu cần nắm rõ những dấu hiệu nhận biết việc sinh non nhé.
Theo thông tin trên báo Khám phá, trong thời gian mang thai, có rất nhiều tác động từ trong và ngoài cơ thể mẹ có thể dẫn đến tình trạng bà bầu sinh non đặc biệt là từ tuần 20- 37 của thai kì.
Sinh non được cho là xảy ra từ tuần 20-37 thai kỳ và có rất nhiều nguyên nhân khác nhau đến từ bản thân các bà bầu và từ ngoại cảnh.
Vì thế, việc nhận biết sớm dấu hiệu sinh non là việc rát quan trọng để kịp thời có liệu trình điều trị phù hợp, tránh rủi ro có thể xảy ra.
Tăng tiết dịch âm đạo
Đây là dấu hiệu đầu tiên báo mẹ đang gặp rắc rối trong thai kỳ. Cụ thể là mẹ bỗng nhận thấy âm đạo luôn trong tình trạng ẩm ướt, thậm chí thấm cả ra ngoài quần và kèm theo chút máu hoặc chất nhầy…
Vì thế khi thấy những dấu hiệu này, bạn cần đi bác sĩ kiểm tra ngay bởi đây được cho là dấu hiệu đầu tiên của sinh non.
Xuất hiện các cơn co thắt
Các cơn co là một trong những biểu hiện, dấu hiệu của việc sinh non. Nếu bạn thấy có những cơn co thắt ở bụng dưới mà không phải do tiêu chảy đồng thời kèm theo những cơn co cơ do chuột rút hay chảy máu âm đạo thì đây đúng là dấu hiệu của việc sinh non.
Tăng áp lực lên khu vực xương chậu
Cảm nhận việc áp lực lên vùng xương chậu lớn do thai nhi tụt xuống sâu, đè nặng lên khu vực xương chậu của bạn làm cho bạn có cảm giác nặng nề. Hiện tượng này giống hiện tượng chuẩn bị sinh của mẹ bầu.
Đau thắt lưng
Theo Trí thức trẻ, khi bạn thấy có những cơn đau lưng dưới ngày càng dồn dập đặc biệt là với trường hợp trước đó bạn ít khi bị đau lưng thì có thể là dấu hiệu của việc bạn sẽ sinh non. Nếu hiện tượng đau lưng của bạn kèm theo cả 2 hiện tượng trên thì bạn thực sự cần lời khuyên của bác sĩ để được kiểm tra và điều trị kịp thời.
Nếu trong thai kì từ tuần 20-37 mà bạn còn có cảm giác đầu áo choáng váng, buồn nôn, nôn và tiêu chảy thì đây là hiện tượng xấu cho thai nhi của bạn, có thể dẫn đến sinh non.
Thai nhi có hiện tượng giảm hoạt động
Bạn có thể tự kiểm tra bằng cách nằm xuống và theo dõi từng hoạt động của bé. Nếu như trong vòng 2 tiếng đồng hồ bé không có gần 10 chuyển động thì bạn nên đến gặp các bác sĩ phụ khoa để tìm hiểu nguyên nhân.
Vỡ nước ối
Hiện tượng này thì tùy từng người, có người vỡ nước ối chỉ nhỏ giọt nhưng cũng có người tuôn ào ào. Bạn cần lưu ý đặc biệt trường hợp này, khi vỡ ối, bạn cần tới ngay bệnh viện gần nhất để bác sĩ xử lý, nếu không có thể nguy hiểm tới tính mạng của bé.
Phòng tránh sinh non ở bà bầu
Điều hạn chế được tốt nhất khả năng sinh non ở trẻ đó là bà bầu nên sống khỏe mạnh với lịch trình sinh hoạt hợp lý, ăn uống ngủ nghỉ khoa học. Thêm vào đó, bà bầu cần nắm rõ các dấu hiệu sinh non, khi đó, bà bầu và thai nhi hoàn toàn có thể được điều trị sớm, giảm các vấn đề liên quan tới sinh non.
VnExpress cho hay, để phòng tránh sinh non, điều đầu tiên bà bầu cần làm là chăm sóc tiền sản, đảm bảo khẩu phần ăn cân bằng và đầy đủ. Thiếu dinh dưỡng là nguyên nhân của chuyển dạ sinh non.
Tập thể dục nhẹ không có hại, tuy nhiên cần tránh sự tập luyện quá sức trong lúc mang thai và ở những thai phụ có nguy cơ cao.
Tránh xa các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá, cà phê… nhất là thuốc là vì chúng là nguyên nhân của sinh non và chậm tăng trưởng trong tử cung nên thai phụ phải được khuyến khích bỏ thuốc lá.
Viêm âm đạo và cổ tử cung – nhiễm trùng tại chỗ có thể là nguyên nhân của sinh non và vỡ ối non, vì thế thai phụ cần xét nghiệm khí hư và điều trị thích hợp.
Khi bị sốt cao cấp tính nên phải được điều trị nhanh chóng và tích cực, vì đó có thể là nguyên nhân gây sinh non.
Cách xử lý khi có dấu hiệu sinh non
1. Để bà bầu nằm nghiêng về bên trái để tăng lưu lượng máu đến tử cung, đồng thời làm giảm hoạt động và nguy cơ giãn tử cung.
2. Tiêm vào tĩnh mạch khoảng 500 – 1000 dung dịch muối cân bằng để cải thiện lượng máu và làm giảm hoạt động của tử cung.
3. Đồng thời với việc kiểm tra sức khỏe trước khi tiến hành phẫu thuật (nếu cần), cần phải xem trực tràng âm đạo, cổ tử cung có co bóp tốt không. Sau 1 – 2 giờ đồng hồ, nếu các cơn co thắt biến mất, không nên kiểm tra lại để tránh kích thích âm đạo và cổ tử cung tiết ra oxytocin.
Thực tế cho thấy, thông qua quá trình xử lý như trên, 40 – 70% các bà bầu không cần đến các biện pháp trị liệu khác. Nếu tình hình không có tiến triển, bạn nên kiểm tra âm đạo và trực tràng âm đạo một lần nữa để xem xét kỹ hơn để có được phương pháp điều trị thích hợp.
Theo Phunutoday
Leave a Reply