Những căn bệnh nguy hiểm liên quan đến thói quen ăn mặn
Khám bệnh Online hoàn toàn miễn phí bởi Lương y Nguyễn Hùng
Xem tử vi năm 2016 Bính Thân cho 12 con Giáp dựa theo ngày sinh !!!
Nếu bạn có thói quen ăn mặn hãy từ bỏ ngay lập tức nếu không muốn rước những căn bệnh nguy hiểm vào người.
Muối có tác dụng giúp cơ thể kiểm soát khối lượng máu, điều hòa huyết áp, giúp bắp thịt có thể co duỗi… Bên cạnh đó muối còn là gia vị phổ biến trong chế biến và bảo quản thức ăn. Thông thường mỗi ngày, sau quá trình hoạt động, có khoảng 0,5 gam muối bị đào thải qua mồ hôi.
Theo thạc sĩ- Bác sĩ Doãn Thị Tường Vi, thiếu muối, cơ thể sẽ bải hoải, mệt mỏi, sự cân bằng bị phá vỡ, gây nên nhiều bất tiện cho sự hoạt động của cơ thể. Thiếu muối nặng có thể dẫn tới chuột rút, hoa mắt, chóng mặt, có thể hôn mê và tử vong. Thiếu muối nặng thường gặp ở những người ra quá nhiều mồ hôi do tập thể thao, lao động trong môi trường nóng bức hoặc bị tiêu chảy nặng mà không được bù nước và muối hợp lý.
Tuy nhiên, ăn quá nhiều muối cơ thể lại phải đối mặt với nhiều nguy cơ như tăng huyết áp , tim mạch, dạ dày…Như vậy muối rất quan trọng đối với cơ thể, vấn đề là sử dụng như thế nào để đảm bảo cho sức khỏe của mỗi người ? Dưới đây là những mối nguy hại do ăn mặn gây nên, các bạn hãy lưu ý!
Ăn mặn cũng có thể mắc ung thư dạ dày
Theo thống kê của tổ chức ung thư toàn cầu, ở Việt Nam mỗi năm có 16.000 trường hợp mắc mới và hơn 11.000 trường hợp tử vong do ung thư dạ dày. Đây là căn bệnh ung thư thường gặp xếp thứ 2 ở nam giới (sau ung thư phổi) và xếp thứ 5 ở nữ giới,
Tuy con số mắc và tử vong là rất lớn, nhưng cũng giống như ung thư phổi, hiện nay các nhà khoa học chưa tìm ra được nguyên nhân chính xác dẫn tới căn bệnh này, mà chỉ đưa ra những yếu tố nguy cơ có thể mắc bệnh.
Theo PGS.TS Phạm Duy Hiển – nguyên Phó giám đốc Bệnh viện K Trung ương, nguy cơ dẫn đến bệnh ung thư dạ dày có thể chưa thành hai nhóm đó là: ngoại sinh và nội sinh.
Theo đó, các yếu tố nguy cơ ngoại sinh đầu tiên phải kể đến đó chính là chế độ ăn uống. Được biết, chế độ ăn uống nhiều muối (ăn mặn, ăn trên 5gr muối/ngày) không chỉ có tác hại đối với tim mạch mà còn làm tan các màng niêm mạc phủ trên thành dạ dày làm cho các chất độc và các chất có khả năng gây ung thư có trong thức ăn tiếp xúc trực tiếp với các tế bào niêm mạc gây tổn thương cho các tế bào đó.
Ngoài ra, nhóm người thường xuyên dùng thịt rán, thậm chí rán nhiều lần, dùng dầu mỡ đã cháy rán lại…sẽ có tỷ lệ mắc bệnh ung thư cao hơn, nhất là với ung thư dạ dày. Bởi, khi ở nhiệt độ cao có thể biến các chất không gây ung thư thành các chất gây ung thư, ngay cả dầu rán và mỡ.
Một vấn đề nữa đó là vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm, nhất là các nước đang phát triển như Việt Nam cũng là một vấn nạn. Theo đó, thực phẩm còn dư lượng cao các chất thuốc trừ sâu, thuốc kích thích tăng trưởng, tăng trọng, nhất là thuốc bảo quản thực phẩm…sẽ không chỉ gây ngộ độc thực phẩm ngay trước mắt mà về lâu dài rất nhiều khả năng gây ung thư cho người dùng thường xuyên với liều dùng không gây nhiễm độc cấp.
Ngoài những nguyên nhân trên, thì việc hút thuốc, uống rượu, viêm teo niêm mạc, nhiễm trùng …cũng là một trong những nguy cơ có thể dẫn đến bệnh ung thư dạ dày.
Riêng về yếu tố nội sinh dẫn đến bệnh ung thư dạ dày, PGS Hiển cho biết, yếu tố nguy cơ này chỉ chiếm 20% trong các yếu tố nguy cơ mắc bệnh ung thư nói chung và ung thư dạ dày nói riêng. Theo đó, những yếu tố nguy cơ nội sinh có thể mắc bệnh ung thư dạ dày như: gen di truyền hoặc các đột biến gen…
Gây bệnh về tim mạch
Theo các chuyên gia về tim mạch, ăn mặn là nguyên nhân gây bệnh tim mạch và là cội nguồn của nhiều căn bệnh gây tỉ lệ tử vong cao. Khi ăn mặn, cơ thể chúng ta sẽ “nạp vào” một lượng natri lớn. Khi đó hàm lượng natri trong máu sẽ gia tăng và thận phải làm việc “quá công suất” mới lọc máu được. Khi lượng natri trong máu cao, thận không thể phát huy tối đa khả năng làm việc sẽ gia tăng áp lực thẩm thấu trong lòng mạch. Hậu quả là nước sẽ di chuyển bên trong lòng mạch theo áp lực thẩm thấu gây tăng thể tích máu. Vì thế, chẳng những ăn mặn là nguyên nhân gây bệnh tim mạch mà còn dẫn đến huyết áp tăng cao.
Theo Tổ chức Y tế thế giới, không chỉ ăn mặn là nguyên nhân gây bệnh tim mạch mạch mà còn đồng nghĩa với sự gia tăng nguy cơ những cơn đau tim và đột quỵ. Không những vậy, nhiều nghiên cứu khoa học đã chứng minh, ăn mặn còn là tác nhân gây ra nhiều căn bệnh khác như: suy thận, loãng xương,…
Ăn bao nhiều là vừa?
Theo khuyến cáo của viện Dinh dưỡng, mỗi ngày chúng ta chỉ nên tiêu thụ 4-6 gam, với người cao huyết áp thì chỉ nên dùng 2-4 gam. Trẻ em, người già và phụ nữ mang thai nên dùng ở tỷ lệ thấp hơn.
Theo Phunutoday
Leave a Reply