Kiến thức cho mẹ mang thai lần đầu

check Kiến thức cho mẹ mang thai lần đầu Khám bệnh Online hoàn toàn miễn phí bởi Lương y Nguyễn Hùng
new Kiến thức cho mẹ mang thai lần đầu Xem tử vi năm 2016 Bính Thân cho 12 con Giáp dựa theo ngày sinh !!!

hanghiem Kiến thức cho mẹ mang thai lần đầu

Với những phụ nữ trẻ lần đầu được làm mẹ hẳn là có nhiều điều lo lắng và sợ hãi. Những mẹo vặt dưới đây có thể giúp chị em yên tâm hơn được phần nào…

Lo lắng và sợ hãi là tâm trạng không hề tốt cho các mẹ bầu, nó sẽ ảnh hưởng xấu đến cả mẹ và bé trong suốt . Vì thế, hãy tránh xa các loại cảm giác này nhờ những lời khuyên dưới đây nhé:

Khám lần đầu trước khi thai 8 tuần tuổi

Khi phát hiện có thai các mẹ nên đi khám thai càng sớm càng tốt. Bạn nên khám thai trước khi thai được tám tuần tuổi, để sớm phát hiện các dấu hiệu bất thường của tránh tình trạng sảy thai. Khám thai lần đầu cũng rất quan trọng vì bác sỹ có thể chuẩn đoán tuổi , ngày sinh chính xác hơn các tháng giữa và cuối của thai kỳ.

Bên cạnh việc khai báo các thông tin về sức khoẻ của mình cho bác sỹ biết, các mẹ cũng sẽ được chỉ định làm các xét nghiệm cần thiết cơ bản như:

133 Kiến thức cho mẹ mang thai lần đầu

Lần đầu luôn là khoảng thời gian vô cùng hạnh phúc nhưng cũng đầy lo lắng

– Khám tổng quát: Cân nặng, đo huyết áp, khám phụ khoa… xét nghiệm huyết trắng, tế bào cổ tử cung để phát hiện các bệnh lây lan qua đường tình dục hoặc các tế bào bất thường để điều trị kịp thời tránh ảnh hưởng đến sức khoẻ của thai nhi.

– Xét nghiệm máu: Xác định nhóm máu, xác định xem bạn có thiếu máu hay không, ngoài ra còn phát hiện được một số bệnh như viêm gan B, HIV để kịp thời can thiệp tránh lây bệnh cho con.

– Thử nước tiểu: để biết bạn có mắc bệnh về đường tiêt niệu và một số bệnh khác hay không.

Điều này giúp mẹ và bé an toàn hơn trong suốt thai kỳ vì thế, nếu các bác sỹ không chỉ định, các mẹ bầu cũng nên chủ động đi khám và làm các xét nghiệm cần thiết nhé.

Không nên xoa bóp bụng trong thai kỳ

Các bác sỹ sản khoa khuyến cáo trong thời gian mang thai, tuyệt đối nghiêm cấm hành động xoa bụng vì làm tử cung xuất hiện các cơn co, dẫn đến , , sinh con thiếu tháng.
Càng về giai đoạn cuối của thai kỳ, nguy cơ từ việc xoa bụng càng lớn.

Các mẹ thường xoa bụng khi thoa kem chống rạn da. Nhiều người nghe theo lời quảng cáo còn massage thật kỹ, xoa kem rất mạnh tay để kem ngấm sâu vào da, tăng tác dụng bảo vệ làn da mà không biết rằng việc xoa bóp lên thành bụng trong lúc mang thai sẽ làm tử cung co gây động thai.

134 Kiến thức cho mẹ mang thai lần đầu

Các mẹ không nên xoa bụng bầu vì nó có thể gây nguy hiểm cho em bé

Bên cạnh việc dùng kem chống rạn da, chính hành động hay “âu yếm” con của các ông bố, bà mẹ cũng là thủ phạm gây sẩy thai. Càng nghĩ đến con họ càng xoa bụng, có người còn “nắm tay”, “nắm chân” em bé dựa vào những chỗ lồi lõm trên bụng. Hoặc khi thấy thai nhi đạp khỏe, các bà mẹ có thói quen vuốt ve em bé… Các mẹ bầu cần hết sức chú ý, không được xoa, bóp bụng bầu để tránh làm hại đến em bé trong bụng nhé.

Quan hệ tình dục khi có thai là chuyện cần thiết, không chỉ xét dưới góc độ sinh lý, mà còn cả ở góc độ tâm lý, vì nó mang lại cảm giác thoải mái và hạnh phúc cho cả hai vợ chồng. Tuy nhiên, có được quan hệ tình dục khi mang thai hay không lại phụ thuộc vào ý kiến của các bác sỹ vì đó có thể trở thành nguyên nhân gây nguy hiểm cho thai nhi.

Một số trường hợp sau sẽ cần hạn chế quan hệ tình dục khi , các mẹ lưu ý nhé:

– Ở 3 tháng đầu, nếu thấy đau bụng hoặc ra máu sau khi QHTD thì tuyệt đối không được QHTD ít nhất 2 tuần sau đó và chỉ quyết định có QHTD nếu có tư vấn và đơn thuốc phòng động thai, dọa sẩy thai của bác sỹ sản khoa.

– Khi sinh hoạt tình dục lên đến thời điểm “không còn Bình tĩnh được” thì thường gây co thắt dạ con, có thể gây sảy thai hoặc sinh non.

– Với các trường hợp mẹ bị suy dinh dưỡng nặng, tăng cân ít, da xanh, thai bị suy dinh dưỡng hoặc các thai phụ có rau tiền đạo nhưng ở những tháng đầu chưa có biểu hiện gì bất thường, rất cần tăng cường chăm sóc và cân nhắc khi quan hệ tình dục. Cần được theo dõi và điều trị kịp thời nếu có bất thường.

– Trong những tháng cuối, nằm thẳng khi quan hệ gây ra một số vấn đề như buồn nôn, chóng mặt, chẳng hạn.

Áp dụng chế độ dinh dưỡng hợp lý

Một chế độ dinh dưỡng bổ sung khi mang thai là rất cần thiết cho sức khỏe của mẹ và bé. Với mỗi giai đoạn mang thai, cần một chế độ dinh dưỡng khác nhau. Trong 4 tháng đầu, bạn chưa cần ăn uống quá tẩm bổ mà chỉ cần đủ mức dinh dưỡng thông thường, kết hợp uống thêm 1 ly sữa và 1 viên đa sinh tố mỗi ngày. 5 tháng tiếp theo, bạn nên thực hiện chế độ ăn thêm đặc biệt, thêm khoảng 300 calo mỗi ngày so với bình thường:

135 Kiến thức cho mẹ mang thai lần đầu

Bà bầu cần có chế độ dinh dưỡng riêng

– Cung cấp một lượng acid béo cần thiết cho sự phát triển não bộ của bào thai.

– Tỷ lệ cân đối calo giữa đạm/béo/bột-đường, có thể đề nghị bằng 14: 31: 55.

– Tăng cường các nguyên tố vi lượng như chất sắt, canxi, magiê, kẽm, vitamin B, acid folic, vitamin C, E, D và beta-caroten bằng việc ăn uống đa dạng theo tháp dinh dưỡng.

– Đặc biệt, bạn cần bổ sung nguyên tố sắt khi mang thai vì thiếu sắt sẽ dẫn đến chứng thiếu máu, tăng nguy cơ đẻ non ở bà mẹ. Chế độ dinh dưỡng tốt nhất là sử dụng các thực phẩm tăng cường sắt, kết hợp với thực phẩm giúp hấp thu chất sắt, đặc biệt là uống bổ sung viên sắt đều đặn suốt thời gian mang thai theo chỉ dẫn của bác sỹ.

Bồi dưỡng kiến thức về chăm sóc trẻ

Cũng cần học hỏi và tham khảo các kiến thức về chăm sóc sản phụ và trẻ sơ sinh như: chế độ dinh dưỡng đảm bảo cho cả mẹ và con; cách cho bé bú sữa mẹ, cách tắm rửa, vệ sinh, phòng chống nhiễm khuẩn các bệnh như viêm phế quản phổi, nhiễm trùng rốn, viêm mắt sơ sinh v.v… Những kiến thức này cần phải được trang bị một cách bài bản và có hệ thống trước hoặc trong khi mang thai để chăm sóc bé tốt nhất sau sinh.

Theo Webphunu

thegioicaythuoc Kiến thức cho mẹ mang thai lần đầu

300x250 holy Kiến thức cho mẹ mang thai lần đầu

Cùng Chuyên Mục

Bình Luận Facebook

bình luận

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Hotline 24H Mua Hang Online