Khi nào nên cắt bao quy đầu cho trẻ?
Khám bệnh Online hoàn toàn miễn phí bởi Lương y Nguyễn Hùng
Xem tử vi năm 2016 Bính Thân cho 12 con Giáp dựa theo ngày sinh !!!
Dẫu biết cắt bao quy đầu cho trẻ là cần thiết nhưng khi nào nên cắt cho trẻ để an toàn thì nhiều người đang băn khoăn?
Bao đầu quy lầ phần da và niêm mạc che phủ quy đầu có một lớp dịch mỏng giúp quy đầu tự lộn nha ngoài. Bao quy đầu có chức năng bảo vệ quy đầu và lỗ tiểu.
Hầu hết, các trẻ khi mới sinh đều có tình trạng hẹp bao quy đầu sinh lý, tức là bao quy đầu không kéo tụt xuống được do có hiện tượng dính tự nhiên giữa bao quy đầu và quy đầu. Trong 3-4 năm đầu, dương vật lớn dần lên, lớp bề mặt da bong ra và tích tụ lại thành chất bợn nằm bên dưới da quy đầu, giúp bao quy đầu tách dần khỏi quy đầu. Những lần dương vật cương khi buồn tiểu, khi ngủ, bao quy đầu có thể tự tuột hẳn xuống.
Độ tuổi thích hợp cho việc tiến hành thủ thuật cắt bao quy đầu ở trẻ nên là từ sau 6 tuổi đến 12 tuổi.
Tuy nhiên, có nhiều ông bố bà mẹ chưa ý thức được việc kiểm tra bao quy đầu của con đã tuột hay chưa? Họ thường chủ quan bỏ qua để trẻ dẫn đến tình trạng hẹp bao quy đầu. Sau đó, cho con đi cắt hoặc tự ý làm nong bao quy đầu của trẻ.
Khi nào nên cắt bao quy đầu cho trẻ?
Theo bác sĩ Trần Quý Dương, Phòng khám Đa khoa Quốc Đạt- Tp.Thái Nguyên cho biết: Hẹp bao quy đầu hay Fimosis ở trẻ em là một bệnh lý bẩm sinh có thể chữa được. Tuy nhiên, nếu không chữa trị đúng sẽ có thể để lại những hậu quả về sau cho trẻ như ung thư dương vật, đái khó tạo sỏi niệu đạo, nhiễm trùng và có khả năng vô sinh.
“Độ tuổi thích hợp cho việc tiến hành thủ thuật cắt bao quy đầu ở trẻ nên là từ sau 6 tuổi đến 12 tuổi. Bởi vì trước 6 tuổi bao quy đầu của trẻ có thể giãn ra rất nhiều và có khả năng tự bộc lộ. Sau 6 tuổi, bộ phận sinh dục của trẻ có tốc độ phát triển nhanh hơn và chuẩn bị cho thời gian dậy thì. Lúc này, có thể bao quy đầu không đủ giãn để đáp ứng với tốc độ phát triển của quy đầu dương vật, đặc biệt khi dương vật cương cứng”, bác sĩ cho biết.
Chú ý về vấn đề dài bao quy đầu và hẹp bao quy đầu ở trẻ
Dài bao quy đầu
Bình thường, khi ở trạng thái không cương cứng, bao quy đầu nằm trong rãnh quy đầu. Bao quy đầu hơi dài thì miệng bao quy đầu gần với lỗ niệu đạo, nhưng vẫn có thể lộn xuống rãnh quy đầu. Khi trẻ bị dài bao quy đầu thì phần da bao quy đầu không tuột ra được khi dương vật cương cứng, khi đi tiểu, hoặc có thì chỉ để lộ được một phần.
Bao quy đầu dài sẽ khiến các chất cặn bẩn phía bên trong da quy đầu không thoát được ra bên ngoài tạo cơ hội cho vi khuẩn dễ dàng sinh sôi, phát triển và gây ra viêm bao quy đầu.
Điều này ảnh hưởng tới sự vui chơi của trẻ, làm trẻ mất tập trung trong học hành, chất lượng giảm sút.
Hẹp bao quy đầu
Hẹp bao quy đầu thường dễ nhận biết hơn. Phụ huynh khi để ý có thể thấy trẻ thường đi tiểu khó, phải rặn mạnh, tia nước tiểu nhỏ, nước tiểu chảy ra sót lại ở bao quy đầu làm cho đầu dương vật to và phồng lên. Sau khi trẻ tiểu xong, một lúc sau nước tiểu từ bao quy đầu mới chảy ra hết. Bao quy đầu của bé khó lộn, có nhiều cục trắng xuất hiện ở dương vật kèm theo mùi hôi.
Dài và hẹp bao quy đầu đều là nguyên nhân gây viêm nhiễm và là yếu tố đe dọa sự phát triển bình thường của “cậu nhỏ”, vì vậy, ngay khi phát hiện con mình có dấu hiệu của bệnh dài hẹp bao quy đầu hay viêm nhiễm, các bậc phụ huynh nên đưa con mình đến cơ sở y tế chuyên khoa để làm thủ thuật cắt bao quy đầu.
Theo Phunutoday
Leave a Reply