Khế chua và công dụng chữa bệnh
Khám bệnh Online hoàn toàn miễn phí bởi Lương y Nguyễn Hùng
Xem tử vi năm 2016 Bính Thân cho 12 con Giáp dựa theo ngày sinh !!!
Trong y học cổ truyền khế chua có công dụng chữa rất nhiều bệnh.
Cây khế có tên khác là ngũ liễm tử, ngũ lăng tử. Là cây gỗ thường xanh cao tới 10-12m. Lá kép lông chim, mỏng hình trái xoan nhọn. Cụm hoa ngắn, thành chùm xim, ở nách các lá, màu hồng hay tím. Quả to, tiết diệt hình ngôi sao 5 múi. Mùa hoa tháng 4 – 8, quả tháng 10 – 12. Trong múi khế chua, hàm lượng acid oxalic là 1%. Ngoài ra có những yếu tố vi lượng như Ca, Fe, Na và nhất là có nhiều vitamin K. Có các vitamin A,C, B1, B2 và P…
Trong y học cổ truyền thường sử dụng khế chua để chữa bệnh. Quả khế vị chua và ngọt, tính bình; có tác dụng tiêu viêm, lợi tiểu, làm long đờm và tiết nước bọt. Rễ khế vị chua, tính bình; có tác dụng trừ phong thấp, giảm đau. Thân và lá vị chua và se, tính bình; có tác dụng tiêu viêm, lợi tiểu. Hoa vị ngọt, tính bình.
Mỗi quả khế trung bình chỉ chứa khoảng 30 calo nhưng lại chứa rất nhiều chất xơ, vitamin C, chất chống oxy hóa và flavonoids, do đó khế là loại quả lý tưởng cho những ai muốn giảm cân mà vẫn đảm bảo chất dinh dưỡng, lại có làn da đẹp mịn màng trẻ trung, tránh táo bón.
Tốt cho tim mạch
Khế còn chứa các vitamin A, B5 giúp quá trình trao đổi chất hoạt động trơn tru và suôn sẻ hơn. Ngoài ra, khế còn là nguồn vitamin B9 (axit folic) giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch và đột quỵ, làm giảm lượng cholesterol.
Tốt cho bà bầu và bà đẻ
Các bà bầu nên ăn khế thường xuyên để giải nhiệt, trị táo bón, lại vừa có thể giúp bổ sung các vitamin tốt cho cơ thể. Quả khế còn được khuyên dùng cho các bà mẹ đang cho con bú vì khế giúp kích thích sữa về nhiều hơn.
Chữa cảm sốt, nhức đầu, đi tiểu ít, cảm nắng
Lá khế tươi 100g sao thơm, nấu với 750ml nước, sắc còn 300ml, chia 2 lần uống trước bữa ăn. Hoặc dùng lá khế tươi 100g, lá chanh tươi 20 – 40g, hai thứ rửa thật sạch, giã nát, vắt lấy nước chia 2 lần uống trước bữa ăn.
Chữa viêm họng cấp
Lá khế tươi 80 – 100g, thêm ít muối, giã nát, vắt lấy nước cốt, chia 2 – 3 lần để ngậm và nuốt dần.
Theo Phunutoday
Leave a Reply