Một số cách sử dụng củ nâu chữa bệnh
Khám bệnh Online hoàn toàn miễn phí bởi Lương y Nguyễn Hùng
Xem tử vi năm 2016 Bính Thân cho 12 con Giáp dựa theo ngày sinh !!!
Củ nâu còn có tên là thự lương, giả khôi, khoai leng, má bau (Thái),… Tên khoa học là Dioscorea cirrhosa Lour. Thuộc họ Củ nâu (Dioscoreaceae).
Theo Đông y, củ nâu có vị ngọt chát, hơi chua; tính bình, không độc. Có tác dụng hoạt huyết, chỉ huyết, lý khí, chỉ thống. Dùng chữa sản hậu đau bụng, kinh nguyệt bất điều, băng lậu, nội thương thổ huyết, phong thấp xương khớp đau nhức, kiết lỵ, mụn nhọt, ngoại thương xuất huyết… Kết quả nghiên cứu dược lý hiện đại cho thấy, củ nâu có tác dụng cầm máu, tăng co bóp tử cung và sát khuẩn. Ngày dùng từ 3-9g; Sắc lấy nước, nghiền mịn hoặc mài uống; Dùng ngoài nghiền mịn hoặc mài lấy nước bôi.
Một số cách sử dụng củ nâu chữa bệnh
Chữa đi lỵ ra máu mũi: Dùng bã củ nâu đốt tồn tính, tán nhỏ, uống với nước cơm; ngày uống 3-4 lần, mỗi lần 3g.
Chữa tiêu chảy, kiết lỵ:Dùng củ nâu thái mỏng, phơi hoặc sấy khô, ngày dùng 10-20g, sắc chia 2-3 lần uống trong ngày. Có thể tán bột, uống mỗi lần 2-3g, ngày 2-4 lần. Hoặc dùng lá củ nâu, lá lấu, lá sim, mỗi thứ 20g, sắc uống.
Chữa liệt nửa người:Dùng 60g củ nâu ngâm trong 500ml rượu trắng trong 5 ngày. Chiết lấy rượu, ngày uống 15-30ml trước khi đi ngủ.
Chữa đau xương khớp:Dùng 15g củ nâu sắc lấy nước, hòa thêm rượu vào uống.
Chữa sản hậu đau bụng:Dùng củ nâu 9g, sắc với rượu trắng uống.
Chữa bị thương gãy xương: Dùng củ nâu giã nhỏ để bó và băng nẹp lại, sau khi đã nắn chỉnh lại như cũ.
Chữa khí hư: Dùng củ nâu 20g sao đen, mẫu lệ 12g, ích trí nhân 12g, bạch đồng nữ 20g, đẳng sâm 40g, kim anh 12g, thán khương 8g; sắc, chia 2 lần uống trong ngày.
Theo Suckhoedoisong
Leave a Reply