Hướng dẫn cách vắt sữa mẹ bằng tay chuẩn nhất

check Hướng dẫn cách vắt sữa mẹ bằng tay chuẩn nhất Khám bệnh Online hoàn toàn miễn phí bởi Lương y Nguyễn Hùng
new Hướng dẫn cách vắt sữa mẹ bằng tay chuẩn nhất Xem tử vi năm 2016 Bính Thân cho 12 con Giáp dựa theo ngày sinh !!!

hanghiem Hướng dẫn cách vắt sữa mẹ bằng tay chuẩn nhất

Khi , mẹ có thể dùng dụng cụ hoặc vắt bằng tay. Tuy nhiên, dù dùng tay hay máy thì mẹ nên tự mình .

1. Mẹ nên tự mình vắt sữa

Có rất nhiều lý do khiến mẹ phải vắt sữa để nuôi con như khi mẹ không thể tiếp xúc thường xuyên với bé do trẻ bị ốm, sinh non phải chăm sóc đặc biệt, hoặc mẹ bận bịu với công việc nhưng vẫn muốn con được uống … Khi vắt sữa, mẹ có thể dùng dụng cụ hoặc vắt bằng tay. Tuy nhiên, dù dùng tay hay máy thì mẹ nên tự mình vắt sữa. Bởi nếu nhờ sự trợ giúp của người khác thì mẹ rất dễ bị đau, do người khác vắt sẽ không cảm nhận được mức độ thao tác như thế nào là phù hợp.

1218 Hướng dẫn cách vắt sữa mẹ bằng tay chuẩn nhất

Dù dùng tay hay máy thì mẹ nên tự mình vắt sữa.

2. Hướng dẫn

Chuẩn bị dụng cụ:

Cốc hoặc bình sữa đã được rửa sạch, tráng nước sôi và để ráo nước; thìa sạch (nếu bạn vắt sữa ra cốc và đút sữa cho bé ngay sau khi vắt); túi đựng sữa chuyên dụng (nếu bảo quản trong ngăn đá hay tủ đông).

Thực hiện:

Người mẹ cần rửa sạch tay và dùng khăn mềm, sạch lau qua bầu vú.

Người mẹ nên ngồi (hoặc đứng) một cách thoải mái và để cốc (bình sữa) ở gần vú.

Trước tiên, bạn đặt ngón tay trỏ phía bên dưới bầu vú, gần về phía quầng vú; còn ngón tay cái ở trên bầu vú, đối diện với ngón trỏ. Ở tư thế này, bạn có thể cảm nhận thấy các túi sữa như những hạt đậu nhỏ nằm ở dưới da. Sữa được chứa trong những túi này và khi kích thích vào đây, bạn sẽ vắt được sữa. Mỗi bên vú được chia làm khoảng 15 phần (tuyến sữa), mỗi một tuyến có một túi sữa riêng.

Nếu quầng vú rộng, có thể đặt các ngón tay lùi vào bên trong quầng vú một chút. Ngược lại, nếu quầng vú hẹp, bạn có thể đặt các ngón tay lui ra bên ngoài. Các ngón tay còn lại được đặt để đỡ ngực.

Giữ các ngón tay ở nguyên vị trí trên ngực, bạn nhẹ nhàng ấn các ngón tay về phía sau. Tiếp tục giữ lực, ép về phía sau. Đồng thời, dùng ngón trỏ và ngón út cùng lúc ép xuôi nhẹ về phía trước, làm sữa chảy ra khỏi các túi sữa, tràn ra đầu vú.

Nới lỏng lực ép để các tuyến sữa đầy lại rồi lặp lại thao tác trên.

Lưu ý: Khi đã thành thạo, thao tác vắt sữa bằng tay diễn ra nhanh chóng. Bạn có thể đạt được tốc độ vắt sữa đều đặn. Kết quả, sữa chảy nhỏ giọt hoặc phun ra thành tia.

Tránh bóp vú vì làm như thế, bạn sẽ bị đau, lại không vắt được sữa.

Không vuốt mạnh tay dọc theo bầu ngực vì có thể làm tổn thương những mô ngực, vốn rất mong manh. Điều quan trọng là bạn phải di chuyển các ngón tay quanh bầu vú để đảm bảo sữa được tiết ra từ tất cả các tuyến sữa.

Phải mất khoảng 1-2 phút để sữa bắt đầu ra. Khi đã quen, bạn có thể nặn cả hai bầu vú cùng một lúc.

Thời gian vắt sữa một cách đầy đủ mất khoảng 20 – 30 phút, đặc biệt trong những ngày đầu chỉ sản xuất được ít sữa. điều quan trọng là không được vắt với thời gian ngắn hơn.

3. Những lưu ý khi

Sau khi vắt sữa, mẹ cần đúng cách để giữ được nhiều nhất hàm lượng dinh dưỡng và kháng thể trong sữa.

– Sữa mẹ nên chứa trong bình sữa chuẩn bằng nhựa hoặc thủy tinh, hoặc túi đựng chuyên dụng, bảo quản trong ngăn đá tủ lạnh hoặc tủ đông.

– Cách sắp xếp sữa trong tủ: Xếp thành hàng ngang, bình ngoài cùng bên trái là bình cũ nhất, bình ngoài cùng bên phải là mới nhất. Ghi chú từng bình ngày hút để bé dùng từ cũ tới mới.

– Cách rã đông sữa: bỏ sữa xuống ngăn mát vào tối hôm trước đó. Sau đó hâm nóng sữa bằng cách đặt bình sữa vào chén nước ấm.

Cho trẻ sử dụng sữa hoặc có thể tiếp tục bảo quản ở tủ lạnh thêm 24 giờ nữa. Không nên làm đông lạnh sữa lần thứ hai. Tránh rã đông bằng ló vi sòng, vì lò vi sóng có thể làm hủy hoại đi các chất kháng thể chống nhiễm trùng trong sữa mẹ. Ngoài ra, lò vi sóng có thể tạo ra các “hạt nóng” có thể gây phỏng con bạn.

– Sữa khi cho xuống ngăn mát để rã đông không nên để quá 36 giờ. Thời gian tốt nhất là khoảng 24 giờ.

– Sữa mẹ có thể bảo quản khoảng 1 tháng trong ngăn đá và 3 tháng trong tủ đông (mặc dù có thể làm giảm bớt lượng kháng thể có trong sữa).

4. Mẹ nên vắt sữa thường xuyên

Để tạo ra sự tiết sữa nuôi trẻ sơ sinh nhẹ cân hoặc bị bệnh: bạn nên vắt sữa trong ngày đầu tiên, trong vòng 6 giờ đầu sau khi sinh nếu có thể được. Đầu tiên bạn chỉ vắt vài giọt sữa non nhưng nó sẽ giúp cho việc tạo sữa được bắt đầu, cũng bằng cách này, việc đứa trẻ bú sớm sau khi sinh sẽ giúp cho việc tạo sữa được bắt đầu. bạn cũng nên vắt sữa càng nhiều càng tốt và thường xuyên như khi trẻ bú mẹ, cụ thể nên vắt sữa tối thiểu 3h/lần, kể cả ban đêm.

Duy trì sự tạo sữa nếu như lượng sữa có thể giảm đi sau vài tuần : vắt sữa liên tục trong vài ngày (cứ 30phút – 1h/ lần và ít nhất 3h/lần vào ban đêm.

Lưu giữ lượng sữa cho trẻ khi mẹ phải đi làm: buổi sáng trước khi mẹ đi làm, mẹ nên vắt sữa càng nhiều càng tốt để lại cho bé. Một điều quan trọng là phải vắt sữa kể cả nơi làm việc để duy trì sự tạo sữa.

Làm giảm các triệu chứng: cương tức vú, rỉ sữa tại nơi làm việc.

Giữ cho da đầu vú luôn bình thường. Vắt một giọt sữa nhỏ ra để xoa vuốt đầu vú sau khi tắm.

Theo Phunutoday

thegioicaythuoc Hướng dẫn cách vắt sữa mẹ bằng tay chuẩn nhất

300x250 holy Hướng dẫn cách vắt sữa mẹ bằng tay chuẩn nhất

Cùng Chuyên Mục

Bình Luận Facebook

bình luận

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Hotline 24H Mua Hang Online