Dấu hiệu nhận biết và cách phòng ngừa bệnh dạ dày
Khám bệnh Online hoàn toàn miễn phí bởi Lương y Nguyễn Hùng
Xem tử vi năm 2016 Bính Thân cho 12 con Giáp dựa theo ngày sinh !!!
Tục ngữ có câu: “vị bệnh sinh bách bệnh” từ một bệnh nếu không được điều trị khỏi hẳn, cứ để dai dẳng kéo dài có thể sinh ra nhiều bệnh khác. Để điều trị bệnh một cách hiệu quả cần xác định nguyên nhân gây bệnh dạ dày.
Thống kê cho thấy số lượng bệnh nhân bị đau dạ dày ngày càng gia tăng. Đau dạ dày hay nói chính xác là viêm dạ dày, loét dạ dày, viêm loét dạ dày hành tá tràng,… còn được coi là căn bệnh của xã hội hiện đại. Ăn nhanh, ăn vội vàng, nhai không kỹ là một trong những nguyên nhân gây bệnh dạ dày. Ngoài ra việc thường xuyên phải đối mặt với căng thẳng, ăn uống không đúng giờ, ăn đồ ăn nhanh được chế biến sẵn, sử dụng thuốc kháng sinh cũng là nguyên nhân gây bệnh dạ dày. Bệnh đau dạ dày có thể xuất hiện ở bất kì lứa tuổi nào, trẻ em từ 1 tuổi trở lên cho đến những cụ già ngoài 90 tuổi cũng có thể mắc bệnh dạ dày.
Tục ngữ có câu: “vị bệnh sinh bách bệnh” từ một bệnh nếu không được điều trị khỏi hẳn, cứ để dai dẳng kéo dài có thể sinh ra nhiều bệnh khác. Để điều trị bệnh một cách hiệu quả cần xác định nguyên nhân gây bệnh dạ dày.
Nguyên nhân:
- Nguyên nhân chủ yếu gây bệnh dạ dày là do tăng chế tiết axit làm hư hại niêm mạc dạ dày, khiến niêm mạc dạ dày bị viêm loét.
- Sử dụng các loại kháng sinh như: aspirin, hoặc sử dụng một số loại kháng sinh để điều trị các bệnh về đau lưng, xương khớp cũng là nguyên nhân gây bệnh dạ dày.
- Năm 1982 các nhà khoa học đã tìm ra thêm một nguyên nhân gây viêm loét dạ dày do vi khuẩn Hp.
Dấu hiệu nhận biết bệnh dạ dày
Sau bữa ăn thường thấy xuất hiện tình trạng rối loạn tiêu hóa, đau lâm râm ở vùng trên rốn có thể là nguyên nhân của bệnh dạ dày. Nếu dấu hiệu đau bụng xuất hiện khoảng 1 giờ sau khi ăn thì là dấu hiệu của viêm loét dạ dày. Trường hợp đau bụng xuất hiện khoảng 3 giờ sau ăn thì là dấu hiệu của viêm loét hành tá tràng.
Tuy nhiên khi thấy xuất hiện những dấu hiệu trên người bệnh không nên tự ý mua thuốc về sử dụng mà nên đến các cơ sở y tế uy tín để khám, kiểm tra và nội soi. Thông qua kết quả nội soi bác sĩ mới có thể kết luận một cách chính xác bệnh nhân có bị viêm loét dạ dày hay không. Tuy nhiên người bệnh cũng không nên nội soi quá nhiều lần vì nó có thể gây xước niêm mạc dạ dày.
Biến chứng bệnh dạ dày
Đối với bệnh dạ dày có rất nhiều loại thuốc điều trị hiệu quả, tuy nhiên thời gian điều trị đòi hỏi phải kiên trì. Người bệnh cần uống thuốc theo liệu trình của bác sĩ, tránh bỏ giữa chứng khiến bệnh khó điều trị hơn.
Bệnh dạ dày nếu không được điều trị sớm, và điều trị dứt điểm có thể gây những biến chứng nguy hiểm như xuất huyết tiêu hóa, hẹp môn vị, thậm chí có thể gây ung thư dạ dày.
Để phòng ngừa bệnh dạ dày mỗi người nên có chế độ ăn uống hợp lý, hạn chế thói quen dùng bia rượu. Khi bị đau lưng, đau nhức xương khớp không tự ý mua thuốc giảm đau, chống viêm, chống nhiễm khuẩn về điều trị, mà nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc. Riêng đối với việc phòng ngừa bệnh viêm loét dạ dày có vi khuẩn Hp cách tốt nhất nên giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, thực hiện ăn chín, uống sôi, ăn sạch, uống sạch.
Lời khuyên cho bệnh nhân mắc bệnh dạ dày
Đối với những người đã mắc bệnh cần hạn chế căng thẳng. Nên xây dựng một chế độ ăn uống phù hợp, thời gian biểu thích hợp. Trong quá trình điều trị nên thực hiện theo những chỉ dẫn của thầy thuốc.
Theo Benhdaday
Leave a Reply