Cách nhận biết một người đang bị đột quỵ cần cấp cứu ngay

check Cách nhận biết một người đang bị đột quỵ cần cấp cứu ngay Khám bệnh Online hoàn toàn miễn phí bởi Lương y Nguyễn Hùng
new Cách nhận biết một người đang bị đột quỵ cần cấp cứu ngay Xem tử vi năm 2016 Bính Thân cho 12 con Giáp dựa theo ngày sinh !!!

hanghiem Cách nhận biết một người đang bị đột quỵ cần cấp cứu ngay

Theo Hội Hoa Kỳ thì “nếu có các triệu chứng của cơn thiếu máu não thoáng qua, thì nguy cơ xảy ra có thể lên đến trên 20% trong vòng 90 ngày”.

Đa số các trường hợp đột quỵ do thiếu máu não thường là có triệu chứng báo trước, nhưng do chưa có kiến thức đầy đủ về bệnh đột quỵ, và cũng do chủ quan nên đa số người bệnh thường bỏ qua các triệu chứng báo hiệu nguy cơ đột quỵ.

photo1516764069812 1516764069812 Cách nhận biết một người đang bị đột quỵ cần cấp cứu ngay

“Cẩm nang”

Một số triệu chứng báo trước của đột quỵ là bị một cơn choáng váng chóng mặt, mờ mắt và bị mất kiểm soát trong vài giây. Bị một cơn tê yếu nữa người thoáng qua. Tự nhiên nói khó, đớ giọng, méo miệng và sau đó thì phục hồi.

Theo Hội đột quỵ Hoa Kỳ thì “nếu có các triệu chứng của cơn thiếu máu não thoáng qua, thì nguy cơ xảy ra đột quỵ có thể lên đến trên 20% trong vòng 90 ngày”.

Hiện nay “cẩm nang” để có thể nhận biết một người đang bị đột quỵ đó là FAST.

– Theo đó, F tức là Face, có nghĩa là khuôn mặt. Tự nhiên khuôn mặt có thể bị mất cân đối, có thể kiểm tra bằng cách nói người bệnh cười và quan sát, chúng ta sẽ thấy tình trạng mặt bị liệt một bên.

– Tiếp theo là A tức là Arm, có nghĩa là tay chân. Khi nói người bệnh giơ tay lên để so sánh và kiểm tra, sẽ thấy người bệnh bị yếu liệt tay chân.

– Kế tiếp là S tức là Speech, có nghĩa là giọng nói. Khi bảo người bệnh hãy nói những từ đơn giản, sẽ thấy giọng nói người bệnh bị thay đổi (nói khó, giọng đớ, nói khó nghe).

– Sau cùng là T tức là Time, có nghĩa là thời gian.

Khi phát hiện và kiểm tra thấy đã hội đủ những vừa nêu trên hãy nhanh chóng gọi điện cho bác sĩ để được tư vấn, và nhanh chóng đến bệnh viện để được chữa trị kịp thời.

“Thời gian vàng” trong cấp cứu đột quỵ là vô cùng quan trọng, nếu phát hiện và tiến hành chữa trị sớm trong khoảng 6 giờ ngay sau khi xảy ra đột quỵ, thì việc “thoát hiểm” khỏi tình trạng tử vong là rất cao, tránh được nguy cơ bị tàn phế sau đột quỵ cũng rất lớn.

Cần biết rằng có 2 triệu tế bào thần kinh của người bị đột quỵ sẽ bị mất đi trong mỗi phút.

Xin được giải thích thêm về “cẩm nang” nhận biết một người đang bị đột quỵ FAST như sau:

Việc nhận biết người nhà bị đột quỵ theo nguyên tắc “FAST”. Tức là nhận biết qua:

– F (Face, khuôn mặt): bệnh nhân có các biểu hiện mặt bị méo, mắt nhắm không kín, nếp nhăn trên trán…

– A (Arm, tay hoặc chân): có trường hợp một trong hai tay không đưa lên đưa, trường hợp nặng hơn là cả hai tay đều không đưa lên được.

– S (Speech, giọng nói): bệnh nhân không nói được hoặc nói ú ớ, giọng nói bị thay đổi tùy theo từng mức độ.

– T (Time, thời gian): nhanh chóng cứu chữa bệnh nhân là điều tối quan trọng nhất để cứu sống bệnh nhân; tiêu chí này được nhấn mạnh bằng cụm từ “Time is Brain” (tạm dịch: thời gian là não).

Chỉ cần thấy 3 tiêu chí đầu tiên cần chuyển ngay người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất.

Xử lý tại chỗ: trình tự A-B-C

Vậy người nhà có hướng xử lý kịp thời nào trong thời gian chờ để hỗ trợ cho cán bộ y tế giữ mạng sống của bệnh nhân?

Trong thời gian chờ xe cấp cứu, người nhà bệnh nhân có thể sơ cứu tại nhà theo trình tự A-B-C như sau:

– A (Airway, đường thở): kiểm tra đường thở bệnh nhân có thông thoáng không. Nếu bị tắc nghẽn do thức ăn hoặc dị vật nào đấy cần được khai thông đường thở ngay lập tức. Nới lỏng quần áo bệnh nhân.

– B (Blood, máu): xem bệnh nhân có bị chảy máu ở đâu không. Nếu có, cần băng ép vết thương để cầm máu. Tránh tình trạng mất máu quá nhiều gây tử vong trước khi xe cứu thương đến.

– C (Circulation, tuần hoàn máu): rờ các mạch máu lớn của bệnh nhân ở các vị trí như cổ, đùi… xem còn đập hay không. Nếu còn, di chuyển bệnh nhân đến nơi bằng phẳng nghỉ ngơi, chờ cấp cứu đến. Nếu ngưng thở, cần làm hồi sức tim phổi.

Nếu tại các vùng sâu vùng xa, người nhà đưa bệnh nhân đi cấp cứu cần lưu ý để bệnh nhân được nằm cố định, tránh rung lắc mạnh gây vỡ mạch máu não đang bị tổn thương.

Nhiều người vẫn nhầm lẫn đột quỵ với một số bệnh khác gây nguy hiểm cho bệnh nhân, đặc thù là chứng trúng gió. Vấn đề này xin được giải thích như sau: Làm một khảo sát nhỏ sẽ thấy ngay, trên 50% người dân vẫn ngộ nhận bệnh nhân đột quỵ bị trúng gió. Trong y học hiện đại, không có khái niệm trúng gió. Chính thời gian và những sơ cấp cứu sai lầm như cạo gió, chích lễ… đã làm mất đi khoảng “thời gian vàng” của người bệnh.

Bên cạnh đó, các phương pháp như nặn chanh vào miệng của bệnh nhân có thể gây tắc nghẽn đường thở; cho uống thuốc dân gian cũng là nguyên nhân gây ra chứng tắc nghẽn; cho bệnh nhân ngửi một số loại hương liệu để giúp bệnh nhân tỉnh lại nhưng vô tình gây ra chứng viêm phổi hít…

Vì vậy, người dân cần ý thức thay đổi lối sống lành mạnh để bảo vệ chính mình. Nâng cao kiến thức bệnh không chỉ giúp mình mà còn giúp người nhà nếu xảy ra bệnh bằng việc truyền thông, tuyên truyền sâu rộng đến các vùng tỉnh xa.

?

Hiện nay cộng đồng thường nghe nói đến công nghệ mới trong can thiệp đột quỵ bằng DSA (lấy huyết khối, lấy cục máu đông trong não). Giải pháp này hiệu quả thế nào?

Phương tiện chẩn đoán nguyên nhân gây bệnh trong thời gian nhanh nhất có thể cho ra kết quả trong vòng 30 phút. Sau khi xác định được nguyên nhân cần chuyển bệnh nhân đến cơ sở có thể xử lý được bằng phương tiện can thiệp nội mạch.

Có hai trường hợp xảy ra: xuất huyết não chiếm 20% và nhồi máu não chiếm tỷ lệ đa số. Để chẩn đoán được xuất huyết hay nhồi máu thông qua thiết bị CT-Scan là đủ. Trong chữa trị đột quỵ hiện nay có nhiều biện pháp, nhưng chủ yếu là điều trị bằng thuốc, can thiệp nội mạch và phẫu thuật.

Đối với tắc mạch máu nhỏ trong 4,5 giờ đầu có thể sử dụng biện pháp tiêu sợi huyết tĩnh mạch (bơm thuốc vào mạch máu để làm tan cục máu đông). Tuy nhiên hướng điều trị này có hạn chế trong trường hợp bệnh nhân bị tắc nghẽn động mạch lớn, (ghi nhận trong trường hợp này hiệu quả điều trị chỉ đạt khoảng 10%). Hướng điều trị tiêu sợi huyết còn có một hạn chế nữa là gây ra nguy cơ xuất huyết não sau khi dùng thuốc, nguy cơ này lên đến 6%.

Trường hợp bị đột quỵ nặng có máu bầm trong não, hay bị phình mạch máu não cần can thiệp phẫu thuật. Hạn chế của phương pháp này là nguy cơ tổn thương thần kinh khá cao, có thể tàn phế sau phẫu thuật, tình huống nặng nhất là tử vong.

Ghi nhận trong những trường hợp người bệnh bị tắc nghẽn động mạch lớn, trong vòng 6 giờ đầu, cần chuyển bệnh nhân đến phòng can thiệp nội mạch DSA. Máy DSA có thể chụp được mạch máu não tái tạo theo không gian 3 chiều, công nghệ dẫn đường 3D (3D Roadmap), chụp được CT trên máy DSA với độ phân giải cao. Với bác sĩ có tay nghề cao, đã được đào tạo can thiệp nội mạch, ứng dụng phương pháp can thiệp nội mạch cấp cứu tái thông động mạch cho hiệu quả tái thông đến 80%, hiệu quả lâm sàng tốt hơn so với dùng thuốc tiêu sợi huyết.

Với kết quả khả quan này hội đột quỵ Hoa Kỳ đã đưa phương pháp can thiệp nội mạch vào phác đồ điều trị đột quỵ não cấp trong 6 giờ đầu, cho trường hợp tắc động mạch lớn, phác đồ này hiện nay cũng đang được triển khai trên toàn thế giới.

thegioicaythuoc Cách nhận biết một người đang bị đột quỵ cần cấp cứu ngay

300x250 holy Cách nhận biết một người đang bị đột quỵ cần cấp cứu ngay

Cùng Chuyên Mục

Bình Luận Facebook

bình luận

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Hotline 24H Mua Hang Online