Cách ăn vải thiều không lo bị nóng
Khám bệnh Online hoàn toàn miễn phí bởi Lương y Nguyễn Hùng
Xem tử vi năm 2016 Bính Thân cho 12 con Giáp dựa theo ngày sinh !!!
Vải thiều là loại quả được nhiều người chuộng, nhưng nếu không biết cách ăn bạn sẽ bị nóng và không tốt cho cơ thể.
Vải thiều là cây trồng phổ biến ở vùng khí hậu nhiệt đới, đặc biệt là các nước châu Á như Trung Quốc, Việt Nam , In-đô-nê-xi-a và Phi-li-pin. Vải thiều có hương vị đậm đà, không chỉ là loại hoa quả ngon mà có tác dụng chữa bệnh.
Vải cũng là một vị thuốc trong Đông y, vị ngọt chua, tính bình, có tác dụng dưỡng huyết, giảm cơn khát, chữa những bệnh mụn nhọt. Ngoài ra, người ta còn dùng hoa vải, vỏ thân và rễ cây vải sắc lấy nước dùng súc miệng có thể chữa viêm miệng và đau răng.
Tác dụng giảm đau
Để giảm đau người ta dùng hạt quả vải to, bổ đôi, đồ qua nước sôi rồi phơi khô, có tác dụng giảm đau, sưng tinh hoàn, hệ thống thần kinh, dạ dày, thoát vị bẹn, giảm sưng các tuyến trong cơ thể, lều dùng mỗi ngày 3-6 gam dưới dạng thuốc sắc. Trường hợp tinh hoàn đau có thể dùng hạt vải, vỏ quýt xanh, quả hồi, 3 thứ bằng nhau, sao vàng tán nhỏ, rây bột uống mỗi ngày 8 gam với rượu.
Vải là loại quả chứa nhiều chất xơ nên có tác dụng rất tốt cho hệ thống tiêu hóa, hạn chế nguy cơ mắc bệnh táo bón, tiêu chảy. Ngoài ra có thể dùng hạt vải đốt (không cháy thành than) sau đó nghiền pha vào rượu uống (6gam/ngày) hoặc dùng vỏ quả vải, ô mai, ổi, mỗi loại 10 gam sắc uống sẽ có tác dụng chữa tiêu chảy.
Chữa đau răng
Dùng múi vải giã nát với ô mai tạo thành cao, sau đó đắp lên vùng đau, hoặc giã nát múi vải, bổ sung hồ nếp cán thành cao dán lên mụn nhọt.
Cách ăn vải thiều để không bị nóng
Ăn cả lớp màng trắng
Khi ăn vải, nếu ăn cả lớp màng trắng (là lớp màng mà bóc vỏ ngoài ra chúng ta nhìn thấy bọc bên ngoài cơm vải) sẽ không bị sinh hỏa.
Lớp màng trắng đó có hơi chát, khi ăn đến cơm vải ta sẽ cảm thấy cơm vải càng ngọt hơn. Sau khi ăn vải xong nên ăn luôn cả phần trắng trên đầu hạt vải, như vậy cũng có thể phòng tránh được sinh hỏa.
Trước khi ăn vải uống chút nước muối
Trước khi ăn vải có thể uống chút nước muối hoặc trà thảo mộc lạnh, hoặc canh bí đao, chè đậu xanh. Bạn cũng có thể ăn 20 – 30g thịt nạc hoặc uống nước canh xương trước khi ăn vải, làm như vậy sẽ có tác dụng phòng trừ sinh hỏa. Hoặc là nên ăn vải sau khi ăn cơm, lúc này trong cơ thể đã tích trữ đủ lượng nước muối qua thức ăn nên ăn cũng không lo bị nóng.
Một lúc không nên ăn quá nhiều
Vải có vị ngọt rất hấp dẫn. Tuy nhiên, bạn cần chú ý khi ăn vải không nên ăn quá 10 quả một lần, ăn nhiều sẽ làm gan sinh hỏa, lưỡi họng đau rát, nghiêm trọng hơn còn dẫn đến buồn nôn, chân tay mỏi rã rời, hoa mắt chóng mặt…
Với trẻ em, hệ tiêu hóa còn yếu, dó đó bạn cần cho bé ăn một lượng vừa phải, không nên chiều con mà để bé ăn quá nhiều. Mỗi lần chỉ nên cho bé ăn khoảng 100g vải tươi (khoảng 4 – 6 quả).
Theo Phunutoday
Leave a Reply