Các mẹo hay giúp phân biệt trái cây chín tự nhiên và chín thuốc
Khám bệnh Online hoàn toàn miễn phí bởi Lương y Nguyễn Hùng
Xem tử vi năm 2016 Bính Thân cho 12 con Giáp dựa theo ngày sinh !!!
Mách mẹ các mẹo hay để phân biệt chuối, cam, xoài, táo….chín tự nhiên và chín ép.
Chôm chôm
Chôm chôm khi bị phun thuốc sẽ chín sớm nhưng nhanh héo. Thông thường, quá trình héo của của chôm chôm diễn ra rất nhanh, chỉ vài tiếng sau khi cắt khỏi cây.
Cách nhận biết chôm chôm bị phun thuốc là những quả có cành lá tươi roi rói nhưng râu trên quả lại héo queo, nhàu nhĩ. Chôm chôm chín cây sẽ cho quả có râu khỏe và tươi xanh, để 2-3 ngày sau vẫn chưa héo.
Măng cụt
Măng cụt chín cây có cuống rất tươi và chín từng mảng, từ đầu cuống xuống đít quả. Đối với măng cụt chín do thuốc sẽ có cuống thâm đen, khi ăn sẽ có vị rất chua.
Sầu riêng
Với những quả sầu riêng bị ép chín bằng thuốc hay chín tự nhiên, người dùng có thể nhận biết bằng cách nhìn ngay cuống và gai của quả khi chọn mua.
Nếu cuống quả héo cũ, gai bầm dập, màu sạm cũ thì là quả bị cắt cây khi còn non và đã bị ngâm thuốc hoặc tiêm thuốc kích chín. Còn sầu riêng chín cây có cuống và gai tươi mới, xách lên ngửi sẽ cảm nhận hương thơm lừng tự nhiên.
Bòn bon
Với quả bòn bon, nếu bòn bon chín tự nhiên thì dưới đít quả sẽ có dấu châm kim li ti, cuống quả còn tươi. Khi bóc ăn thử, bòn bon sẽ có vị ngọt thanh, thịt quả màu trong, hạt đen và nhỏ, đặc biệt không còn mủ.
Ngược lại, bòn bon chín do dùng thuốc kích thích sẽ có màu vàng đất bóng rất đẹp, không hề có dấu châm kim trên quả, còn cuống bị thâm đen, khi ăn có vị chua, thịt quả đục, hạt to có màu hồng và dính mủ vào tay rất nhiều.
Thanh long
Thanh long chín tự nhiên có vỏ mỏng, thân màu đỏ thẫm trong khi các gai trên quả có màu tươi đẹp. Còn thanh long chín do thuốc kích thích có màu đỏ nhạt, gai trên quả héo, vỏ dày, ăn vị rất nhạt.
Cam, quýt
Cam quýt chín tự nhiên có cuống rất tươi, quả no tròn, các nốt tinh dầu trên vỏ nở to, chín từng mảng từ trên cuống xuống.
Cam chín do dùng thuốc sẽ cho màu chín vàng nhạt đều cả quả, cuống héo, các nốt tạo tinh dầu rất bé.
Xoài
Xoài chín cây sẽ có cuống tươi, da căng, chín từng mảng kéo dài từ cuống đến đuôi và từ phần bụng đến phần lưng quả. Những quả chín nhiều hơn sẽ có màu vàng đậm và bóp thấy thịt quả mềm.
Xoài chín do dùng thuốc kích thích thường chín không đều, có xen kẽ sọc xanh, dễ bị sượng.
Đu đủ
Đu đủ chín cây thường quả dài, cầm nặng tay, chín đều, mềm, cuống còn nhựa dính. Những quả này vừa ngọt lại vừa thơm, ít hạt, thịt dày và mềm, có thể dễ dàng xúc bằng thìa.
Với đu đủ chín do thuốc, chúng sẽ có màu vàng óng, vỏ trơn, khi ấn tay vào không có độ lún. Khi gọt vỏ vẫn còn nhiều nhựa, khi ăn ruột không mềm, sượng mà vị ngọt rất nhẹ.
Chuối
Chuối chín cây có da căng tròn, nhìn bên ngoài thấy màu vàng đậm, bóp nhẹ cảm nhận được độ mềm của ruột quả.
Trong khi chuối chín do thuốc có vỏ bên ngoài màu vàng rất đẹp mã, bắt mắt nhưng bóp vào quả chuối thấy cứng sượng.
Mít
Mít là một trong những loại quả bị “ép chín” bằng thuốc nhiều nhất trên thị trường hiện nay, vì vậy cách nhận biết nó cũng khá dễ dàng.
Nếu quả mít chưa già, có gai bên ngoài nhọn, dày đặc và có màu xanh tươi mà múi bên trong đã chín thì ắt hẳn là đã được “kích chín” bằng thuốc. Ngoài ra khu vực gần cuống quả mít (chỗ thường để tiêm thuốc kích chín) sẽ bị nhũn thối, trong khi phần đít quả lại vừa chín tới.
Mít chín tự nhiên sẽ có những đặc điểm như gai nở to, màu xanh vàng, xam xám và chín đều từ cuống cho đến đít quả.
Hồng xiêm
Hồng xiêm chín nghiền nát là loại quả mẹ có thể cho bé ăn khi bé được 6 tháng tuổi. Hồng xiêm chín chứa nhiều chất như protit, gluxit, xenlulosa, phôtpho,và vitamin C tốt cho bé.
Để quả hồng xiêm bắt mắt hơn, người bán thường ngâm quả qua một loại dung dịch được cho là bột sắt hòa với nước. Những trái hồng xiêm có màu vàng thẫm đã được ngâm chất bột sắt còn hồng xiêm vẫn thấy vân xanh qua lớp vỏ mỏng là chưa ngâm.
Cherry
Cho con ăn cherry hiện đang là mốt ở các thành phố lớn vì nhiều người tin rằng quả cherry không chỉ ngon mắt, ngon miệng mà còn rất giàu dinh dưỡng và chất oxy hóa cho bé. Giá cherry ở Việt Nam không rẻ, vậy nhưng ngay cả khi mua đắt, nhiều mẹ vẫn có nguy cơ mua phải cherry ngâm thuốc.
Cherry Úc có màu đỏ đậm hơn một chút, ăn giòn và ngọt, còn cherry Trung Quốc ăn có vẻ nhũn hơn, vị nhạt hơn, lợ hơn. Ngoài ra khi mua cherry về mẹ thử để vào túi nilon và túm lại trong chốc lát, rồi mở ra ngửi. Nếu có hóa chất tồn dư thì sẽ có mùi hơi hắc.
Quả dừa
Khoảng 6-7 tháng tuổi, bé có thể làm quen với nước dừa nhưng với lượng nhỏ và tần suất hợp lý. Nước dừa dồi dào axit lauric – loại axit béo được tìm thấy trong sữa mẹ, rất tốt cho hệ tiêu hóa của bé, tăng cường hệ miễn dịch và bảo vệ bé khỏi bệnh truyền nhiễm.
Ngày nay, dừa thường được “phù phép” biến thành dừa xiêm “xịn” để tăng lợi nhuận cho người bán. Đường hóa học, hóa chất tạo mùi thơm được tiêm qua lỗ mầm trên đầu quả dừa, biến loại nước dừa non có vị chua trở nên ngọt lịm hoặc để dừa trắng, chỉ cần ngâm dừa vào nước pha thêm chút Javen.
Để tránh nhiễm chất độc hại, nếu thấy dừa có mùi thơm khác lạ hoặc vị ngọt gắt, mẹ nên cẩn trọng không cho con uống bởi thông thường nước dừa ngọt dịu, thanh mát. Bằng mắt thường, mẹ cũng có thể nhận biết lỗ mầm trên đầu dừa có bị hở hay không. Tốt nhất, mẹ nên mua dừa tươi vẫn còn nguyên vỏ xanh.
Theo Phunutoday
Leave a Reply