Tại sao vách ngăn mũi bị vẹo?

check Tại sao vách ngăn mũi bị vẹo? Khám bệnh Online hoàn toàn miễn phí bởi Lương y Nguyễn Hùng
new Tại sao vách ngăn mũi bị vẹo? Xem tử vi năm 2016 Bính Thân cho 12 con Giáp dựa theo ngày sinh !!!

hanghiem Tại sao vách ngăn mũi bị vẹo?

Từ hơn 300 năm trước người ta đã biết vẹo (VVNM) là một trong những nguyên nhân của . Gần đây, người ta còn phát hiện ra VVNM là một trong những nguyên nhân của đau nửa đầu, tái phát, ngủ ngáy, viêm nhiễm đường hô hấp trên tái phát, viêm xoang và nó cũng là một trong những nguyên nhân của hội chứng xuất tiết của mũi sau tức là người bệnh luôn thấy và cảm thấy có một dòng dịch chảy từ mũi xuống họng, làm người bệnh phải khịt khạc suốt ngày và thường được quy về một nguyên nhân duy nhất là viêm xoang sau, một bệnh rất khó chữa hiện nay.

Vách ngăn mũi nằm ở đâu?

VNM là tấm vách được cấu tạo bằng sụn ở phía trước và phần xương ở phía sau chiều dài xấp xỉ ngón tay chỏ của bạn. Nếu bạn dùng ngón chỏ và ngón cái thò sâu vào 2 lỗ mũi thì phần bạn cảm thấy giữa 2 ngón tay đó chính là phần sụn của vách ngăn.

1183 Tại sao vách ngăn mũi bị vẹo?

Tại sao VNM bị vẹo?

VVNM được giải thích là do sự phát triển không đều giữa vách ngăn và khung xương của nó: nghĩa là vòm mũi và đáy hốc mũi, chúng ta hình dung vách ngăn bức tranh còn khung xuống là khung bức tranh nếu bức tranh lớn hơn khung tranh thì sẽ làm cho bức tranh bị vẹo.

Nguyên nhân thứ hai gây VVNM là do chấn thương, chúng ta đã biết mũi là phần nhô cao nhất của mặt mà đa số các chấn thương mũi đều dồn xuống vách ngăn, phải chăng tạo hóa đã khôn ngoan khi cấu tạo phần trước của vách ngăn không phải bằng xương mà bằng sụn (mềm dẻo hơn xương) để giảm đi những tổn thương khi có những tác động mạnh lên mũi.

Triệu chứng của VVNM và cơ chế gây bệnh của . Tùy thuộc vào vị trí mà VVN ảnh hưởng đến hoạt động của mũi:

1. Ngạt mũi: Thường là ngạt một bên, tuy nhiên ngạt có thể từng lúc, vì độ thông thoáng của hốc mũi còn phụ thuộc vào tình trạng của cuống mũi, trong trường hợp cuống mũi phù nề do dùng thuốc nhỏ mũi kéo dài thì phẫu thuật chỉnh hình vách ngăn mũi trở nên ít có hiệu quả nếu không can thiệp vào cuống mũi.

2. Đau: Trong niêm mạc mũi có đầy những nhánh của 3 loại thần kinh: thần kinh tam thoa (cảm giác), thần kinh giao cảm (co thắt mạch máu), thần kinh phó giao cảm (giãn mạch máu và xuất tiết). Ngoài ra còn có thần kinh khứu giác giúp chúng ta cảm nhận về mùi. Đau trong VVNM là do phần vẹo của vách ngăn tùy vào cuống mũi gây kích thích vào nhánh thứ 2 của dây thần kinh tam thoa. GS. Võ Tân Cự – Chủ tịch ngành Tai Mũi Họng Việt Nam đã mô tả cơn đau do VVNM trong sách giáo khoa về TMH “Nó xảy ra sau khi bị cảm cúm kéo dài. Bệnh nhân đau sâu ở giữa hai hố mắt, lan về phía sau đầu (vùng chẩm), thường đau nửa bên đầu, nhưng cũng có khi đau cả hai bên, đau âm ỉ suốt ngày, đến tối đi ngủ thì quên đau, sáng thức dậy đau trở lại. Những hôm trời nóng hoặc lạnh nhiều, hoặc lúc thấy kinh nguyệt cơn đau tăng lên”.

Tất nhiên đau đầu thường do nhiều nguyên nhân, làm thế nào để biết đau đầu là do VVNM? Khi bạn đến bác sĩ chuyên khoa TMH, bác sĩ sẽ đặt thuốc tê vào vùng đối diện chỗ vẹo VNM thì bạn sẽ cảm thấy hết nhức đầu và nhẹ nhõm. Còn GS. Stanley (Mỹ) thì khuyên nếu bạn nằm nghiêng về phía vách ngăn không vẹo (bên mũi không ngạt) thì đau đầu (nếu là do vách ngăn) sẽ giảm đi.

3. Xuất tiết mũi sau: Khi vách ngăn mũi vẹo tì vào vách mũi xoang trong những thể vẹo cao, phần vẹo này bịt một phần lỗ thông (lỗ ostrum) của xoang hàm, xoang trán, xoang sàng trước.

Đặc biệt là khi người bệnh còn có quá phát cuống mũi, hay phù nề niêm mạc mũi trong viêm mũi dị ứng, viêm mũi vận mạch, thì vẹo vách ngăn đã làm cản trở dòng chảy bình thường của dịch nhầy của các khoang này khi bị viêm, VVNM đã làm cho người bệnh rất khó, hoặc không xì mũi ra phía trước được chỉ còn cách khịt xuống miệng rồi nhổ ra ngoài: dịch nhầy chảy xuống họng quá mức bình thường và kéo dài là một nguyên nhân của viêm họng, và làm cho người bệnh rất hay buồn nôn (đặc biệt là khi đánh răng), tiếp theo là quá trình viêm nhiễm đường hô hấp trên loại viêm nhiễm này rất khó điều trị.

4. Chảy máu mũi: Người ta thường thấy CMM ở bên mũi ngạt nhiều nhất, GS. Stanley giải thích: do cửa mũi bên đó bị khô hơn (do hốc mũi hẹp hơn thì vận tốc khí hít vào cao hơn).

5. Ngủ ngáy và kém ngủ mất ngủ: Gần đây trên thế giới xuất hiện nhiều công trình nghiên cứu về ngáy, thực ra ngủ ngáy không phải là ngủ say, mà chỉ là giấc ngủ nông, rất dễ tỉnh giấc và gây mệt mỏi cho ngày hôm sau. Người ta nhận thấy ngủ ngáy là tiền triệu của các bệnh tim mạch về sau này. Ngủ ngáy là do 2 nguyên nhân chính:

– Hẹp khẩu kín ở khu vực mũi, họng (polýp mũi, vẹo vách ngăn, quá phát amidal, lưỡi gà, màn hầu dài và rộng).

– Giảm trọng lực cơ ở vùng màn hầu, đáy lưỡi.

Trong trường hợp đặc biệt là vẹo kiểu hình chữ S làm ngạt mũi cả 2 bên thì làm cho mùi vị khó mà lọt đến vùng tế bào ngửi nằm ở vùng trần của hốc mũi, tuy nhiên kém ngửi này thuộc loại kém ngửi dẫn truyền có khả năng phục hồi cao sau khi được phẫu thuật chỉnh hình vách ngăn.

Thái độ xử trí

Chúng ta đã biết một số rất lớn các trường hợp vẹo vách ngăn hoàn toàn được cơ thể thích nghi.

Ở Việt Nam hiện nay chỉ được mổ chỉnh hình vách ngăn trong các trường hợp sau:

1. Ngạt mũi nguyên nhân do vách ngăn.

2. Đau đầu nguyên nhân do vách ngăn.

3. Vách ngăn cản trở cho phẫu thuật nội soi xoang.

Ở Mỹ hiện nay còn mở rộng chỉ định trong một số trường hợp chảy máu mũi, và ngủ ngáy do nguyên nhân vách ngăn.

Phẫu thuật vách ngăn

Cách đây gần 300 năm, người ta đã nghĩ ra cách điều trị VVNM – Quelmalz – người Pháp đã khuyên người bệnh, hàng ngày lấy ngón tay đẩy vào chỗ vẹo với mục đích chỉnh lại phần vẹo. Hơn 100 năm sau vào năm 1875 Adam người Anh đã sử dụng phương pháp: “đập vỡ” chỗ vẹo sau đó nẹp lại theo vị trí thẳng. Đến năm 1882: Igal mổ cắt đi mảnh sụn vẹo ở vách ngăn, tác giả này đã mở ra một kỷ nguyên mới cho mổ chỉnh hình vách ngăn nhưng ông đã lấy cả đi phần niêm mạc ở vách ngăn mũi như vậy làm thủng vách ngăn nghĩa là mũi chúng ta có thể xỏ một sợi dây từ bên lỗ mũi này sang lỗ mũi bên kia giống như mũi trâu.

Phải đợi đến 1904 Freer va Killian cùng đưa ra một kỹ thuật mổ gọi là xén vách ngăn dưới niêm mạc, tức là sau mổ vách ngăn hết bị vẹo nhưng không bị thủng từ bên này sang bên kia, kỹ thuật này vẫn còn được sử dụng đến ngày nay trong một số trường hợp. Đến 1957 Goldman người Mỹ nhận thấy nhược điểm của kỹ thuật Killian là ở một số bệnh nhân người châu Âu sau mổ bị sụp sống mũi (mũi người Âu rất cao) do phần sụn vách ngăn lấy đi quá nhiều, nhất là phần phía trước và phần phía trên của vách ngăn mũi. Ông ta đã triển khai một kỹ thuật mổ mới là: lấy toàn bộ phần sụn bị vẹo, sửa sang, tỉa tót lại sau đó trở lại chỗ cũ và khâu cố định. Kỹ thuật này sau đó được phổ biến ra toàn thế giới và ở Việt Nam trong nhiều năm gần đây.

Tóm lại VVNM là một dị tật rất thường gặp, ngoại trừ những trường hợp vẹo nặng cần phải phẫu thuật (đây là một phẫu thuật không phải là lớn không để lại sẹo) thì tất cả những vẹo nhỏ (gai, mào vách ngăn) chỉ trở nên phiền phức nếu có phù nề cuống mũi kéo dài. Phù nề cuống mũi thường do nguyên nhân: khi bị cảm cúm không giữ gìn cẩn thận (như hút thuốc lá, rượu bia, ăn mặc không đủ ấm hoặc không thích hợp với máy lạnh). Nếu bạn biết giữ gìn bạn có thể chung sống tốt lành với một cái mũi bị vẹo vách ngăn.

Theo 24h

thegioicaythuoc Tại sao vách ngăn mũi bị vẹo?

300x250 holy Tại sao vách ngăn mũi bị vẹo?

Cùng Chuyên Mục

Bình Luận Facebook

bình luận

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Hotline 24H Mua Hang Online