Suy thận – Căn bệnh có thể ám ảnh cả cuộc đời

check Suy thận   Căn bệnh có thể ám ảnh cả cuộc đời Khám bệnh Online hoàn toàn miễn phí bởi Lương y Nguyễn Hùng
new Suy thận   Căn bệnh có thể ám ảnh cả cuộc đời Xem tử vi năm 2016 Bính Thân cho 12 con Giáp dựa theo ngày sinh !!!

hanghiem Suy thận   Căn bệnh có thể ám ảnh cả cuộc đời

Bệnh được cho là căn nguy hiểm nhất, việc phát hiện sớm những dấu hiệu khiến cho việc chữa trị các bệnh về thận nhanh và dễ dàng hơn.

Bệnh thận thường không gây ra gì cho tới khi đã tiến triển, vậy nên những ai trong diện có nguy cơ cao bị bệnh thận cần được thầy thuốc kiểm tra thường xuyên.

Bệnh suy thận được cho là căn bệnh thận nguy hiểm nhất, việc phát hiện sớm những dấu hiệu khiến cho việc chữa trị các bệnh về thận nhanh và dễ dàng hơn.

canh giac truoc chung benh suy than co the am anh ca cuoc doi than 1520077972 493 width650height365 Suy thận   Căn bệnh có thể ám ảnh cả cuộc đời

SUY THẬN LÀ GÌ?

Thận là cơ quan nằm phía sau lưng của bạn. Mỗi một quả thận nằm ở mỗi bên cột sống. Thận có chức năng lọc máu và loại bỏ chất độc ra khỏi cơ thể. Thận sẽ truyền các độc tố vào trong bàng quang để từ đó loại bỏ những chất độc hại ra khỏi cơ thể thông qua .

Suy thận xảy ra khi thận của bạn mất khả năng lọc chất thải từ máu. Có rất nhiều yếu tố có thể ảnh hưởng đến chức năng của thận như:

– Tiếp xúc với các chất độc hại gây ô nhiễm môi trường hoặc một số loại thuốc

– Bị mất nước trầm trọng

– Thận bị tổn thương

Nếu thận không làm việc thì cơ thể bạn sẽ không được thải độc từ đó dẫn đến suy thận và thậm chí đe dọa tính mạng nếu không được điều trị.

TRIỆU CHỨNG SUY THẬN

Thông thường người bị suy thận sẽ có một vài triệu chứng, nhưng đôi khi có thể không có triệu chứng nào. Mỗi người lại sẽ có những dấu hiệu bệnh khác nhau, dưới đây là những gì sẽ xảy ra với cơ thể khi bạn bị suy thận:

– Giảm lượng nước tiểu

– Sưng chân, mắt cá chân và bàn chân của bạn

– Buồn ngủ nhiều hoặc mệt mỏi

– Buồn nôn dai dẳng

– Hay lẫn

– Có thể lên cơn động kinh

SUY THẬN

Những người có nguy cơ bị suy thận thường vì một hoặc nhiều nguyên nhân sau:

Máu không truyền vào thận

Sự thiếu máu truyền đến thận có thể gây ra suy thận. Có một số bệnh hoặc một số nguyên nhân khiến lượng máu truyền đến thận bị giảm bao gồm:

– Nhồi máu cơ tim

– Bệnh tim

– Bị tổn thương trong gan hoặc suy gan

– Mất nước

– Bị bỏng nghiêm trọng

– Bị dị ứng

– Nhiễm trùng năng

Huyết áp cao và thuốc chống viêm cũng có thể hạn chế lưu lượng máu.

Vấn đề về đường tiết niệu

Khi cơ thể bạn không thể thải được nước tiểu ra bên ngoài, các độc tố sẽ tích tụ và làm quá tải thận. Một số bệnh ung thư có thể làm tắc nghẽn đường tiểu. Những bệnh này bao gồm ung thư tuyến tiền liệt (loại phổ biến nhất ở nam giới), đại tràng, cổ tử cung và bàng quang .

Một số nguyên nhân khác cũng có thể gây cản trở việc thải nước tiểu từ đó dẫn đến suy thận, bao gồm:

– Sỏi thận

– Tuyến tiền liệt gặp vấn đề

– Máu đông trong đường tiết niệu

– Tổn thương thần kinh điều khiển bàng quang

Ngoài những nguyên nhân chính ở trên, vẫn có những nguyên nhân khác dẫn đến suy thận:

– Máu đông trong hoặc xung quanh thận của bạn

– Nhiễm trùng, nhiễm chất độc từ kim loại nặng

– Dùng chất kích thích và rượu

– Viêm mạch máu, viêm cầu thận, viêm mạch máu nhỏ của thận

– Rối loạn cầm máu

– Đa u tủy xương

– Xơ cứng bì, một bệnh tự miễn dịch ảnh hưởng đến da của bạn

– Đang dùng thuốc điều trị ung thư và một số bệnh tự miễn dịch

– Tiểu đường không kiểm soát được

CÁC GIAI ĐOẠN SUY THẬN

Thường thì phân độ suy thận sẽ được chia ra làm 5 mức độ khác nhau, tùy thuộc vào sự suy giảm của chức năng thận. Ở trên thế giới người ta quy định mức lọc cầu thận thường được gọi là GER – chỉ số xác định cấp độ suy thận.

Bệnh suy thận độ 1

Với những người mới chớm bị suy thận thường phổ biến nhất ở giai đoạn này. Tổn thương tại thận vẫn còn ở mức độ nhẹ. Ngoài ra, xét tới chỉ số mức lọc cầu thận cũng ở mức 90ml/ phút. Nếu như may mắn phát hiện sớm bệnh suy thận ở độ 1 thì người bệnh có thể điều trị và dứt điểm được bệnh khoảng 90% nếu như tuân thủ theo đúng sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Bệnh suy thận độ 2

Bệnh suy thận độ 2 xảy ra khi mức độ lọc cầu thận ở người bệnh đạt ở mức 60 đến 89ml/ phút. Trong phân độ suy thận này thì có thể xảy ra một số những biến chứng nguy hiểm nhất là những bệnh về tim mạch nếu như người bệnh trì hoãn điều trị .

Bệnh suy thận độ 3

Với bệnh suy thận độ 3 thì mức độ lọc cầu thận sẽ sụt giảm ở mức báo động, sẽ xuống còn 30 đến 59ml/ phút. Nó sẽ khiến cho tính mạng của người bệnh gặp nguy hiểm. Ngoài ra, người bệnh sẽ mắc một số bệnh về xương và nguy cơ thiếu máu.

Bệnh suy thận độ 4

Nếu như ở mức độ 4 thì đã ở mức vô cùng nghiêm trọng, sức khỏe của người bệnh đang ở mức báo động đỏ. Lúc này mức độ lọc cầu thận sẽ bị suy giảm ở mức cực kì báo động chỉ ở mức 15 đến 29ml/ phút. Khi đó người bệnh sẽ phải áp dụng những phương pháp điều trị như ghép thận, lọc máu, chạy thận.

Bệnh suy thận độ 5

Đây được coi là cấp độ cuối cùng của phân độ suy thận. Khi đó chỉ số lọc cầu thận sẽ ở mức vô cùng thấp, dưới 10ml/ phút. Điều này đồng nghĩa với việc chức năng hoạt động của thận đã không còn có thể hoạt động được. Muốn sự sống được duy trì thì đòi hỏi người bệnh áp dụng một số phương pháp điều trị thay thế như ghép thận, lọc máu.

ĐIỀU TRỊ SUY THẬN

Có không ít phương pháp điều trị suy thận. Tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh, bác sĩ sẽ đưa ra phương hướng trị bệnh phù hợp với mỗi người:

Lọc máu

Phương pháp lọc máu từ lâu đã được áp dụng cho các bệnh nhân suy thận. Máy móc sẽ giúp thận thực hiện chức năng lọc máu. Tùy thuộc vào loại lọc máu, người bệnh có thể được kết nối với một máy lớn hoặc một túi xách tay.

Người bị suy thận điều trị bằng máy lọc máu cần phải tuân theo chế độ ăn hạn chế kali, ít muối. Phương pháp này tuy không chữa dứt điểm được bệnh những giúp kéo dài cuộc sống.

Cấy ghép thận

Một lựa chọn điều trị khác là ghép thận. Phương pháp này thường phải chờ đợi lâu vì không dễ để tìm được thận của người hiến tặng tương thích với cơ thể. Trừ khi người thân trong gia đình đồng ý hiến và tương thích với bệnh nhân.

Phương pháp ghép thận có ưu điểm đó là thận mới có thể hoạt động tốt, và máy lọc máu sẽ không còn cần thiết nữa. Nhưng có bất lợi đó là bạn phải dùng thuốc ức chế miễn dịch sau khi phẫu thuật. Những loại thuốc này có tác dụng phụ và đôi khi có thể gây ra những nguy hiểm. Ngoài ra, phẫu thuật cấy ghép không phải lúc nào cũng thành công.

PHÒNG NGỪA SUY THẬN

Suy thận hoàn toàn có thể phòng ngừa nếu bạn tự biết cách bảo vệ bản thân,

– Luôn làm theo hướng dẫn khi dùng thuốc uống liều quá cao (thậm chí các loại thuốc thông thường như aspirin) vì chúng có thể tạo ra mức độc tố cao trong một khoảng thời gian ngắn. Điều này có thể làm quá tải thận của bạn.

– Hạn chế tiếp xúc với các hóa chất, như chất tẩy rửa gia đình, thuốc lá, thuốc trừ sâu và các sản phẩm độc hại khác.

– Khi mắc bệnh cần tuân thủ nghiêm ngặt chỉ dẫn của bác sĩ, luôn dùng thuốc kê theo chỉ định và duy trì lối sống lành mạnh.

thegioicaythuoc Suy thận   Căn bệnh có thể ám ảnh cả cuộc đời

300x250 holy Suy thận   Căn bệnh có thể ám ảnh cả cuộc đời

Cùng Chuyên Mục

Bình Luận Facebook

bình luận

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Hotline 24H Mua Hang Online