Cách chăm sóc trẻ sinh non
Khám bệnh Online hoàn toàn miễn phí bởi Lương y Nguyễn Hùng
Xem tử vi năm 2016 Bính Thân cho 12 con Giáp dựa theo ngày sinh !!!
Hãy tham khảo 9 lời khuyên dưới đây để chăm sóc bé nhà bạn thật đúng cách và hiệu quả nhé!
1. Vì bé sinh non có hệ hô hấp chưa hoàn thiện và lực hút, mút của bé tương đối yếu nên bố mẹ càng phải kiên nhẫn trong cách chăm sóc hơn. Giai đoạn đầu sau khi mới được xuất viện, mỗi lần bú mẹ của bé thường phải kéo dài từ 30 – 40 phút.
2. Trong vòng 2 – 3 ngày đầu về nhà, lượng sữa trong mỗi bữa ăn của bé nên duy trì như khi ở bệnh viện, chưa nên tăng ngay. Đợi đến khi bé thích nghi với môi trường sống ở nhà, bạn mới được tăng lượng sữa dần dần. Các chuyên gia y tế cho biết sự thay đổi môi trường sống ảnh hưởng rất lớn tới bé sơ sinh, đặc biệt là ảnh hưởng tới chức năng hoạt động của dạ dày.
3. Các bác sỹ và y tá chuyên khoa Nhi khuyên bạn nên nuôi con theo phương thức chia nhỏ thời gian trong mỗi bữa ăn.
Cụ thể là: mỗi lần bé thực hiện động tác hút, mút sữa từ ti mẹ chỉ nên diễn ra trong khoảng 1 phút, trong đó thời gian thực sự để sữa chảy ra từ đầu ti mẹ vào khoang miệng bé kéo dài khoảng 10 giây, sau đó nên ngừng lại rồi mới cho bé mút sữa tiếp.
Làm như vậy sẽ giúp bé giảm thiểu nguy cơ nôn, trớ sữa và giảm áp lực lên cơ quan hô hấp.
4. Bên cạnh việc bú sữa mẹ, có thể cho bé ăn thêm sữa bột để tăng cường dinh dưỡng cho cơ thế và hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn.
Bé sinh non cần có sự chăm sóc đặc biệt hơn so với những bé sinh đủ tháng. (Ảnh minh họa)
5. Bé sinh thiếu tháng thường rất mẫn cảm với sự thay đổi nhiệt độ của môi trường xung quanh nên bạn phải đặc biệt chú ý đến việc duy trì độ ấm của cơ thể bé và sự ổn định của nhiệt độ nơi bé nằm. Làm như vậy cũng giúp bé hạn chế trường hợp bị ốm, bệnh.
6. Cần định kỳ đưa bé đến bệnh viện chuyên khoa để theo dõi, kiểm tra sức khỏe và điều trị kịp thời (nếu có điều kiện thì đưa bé quay lại bệnh viện nơi bé sinh là tốt nhất).
Tại bệnh viện, thông thường các bác sỹ sẽ kiểm tra tim, phổi, hệ tiêu hóa, khả năng nghe, bệnh vàng da và tiêm phòng cho bé.
7. Nên giữ liên lạc và trao đổi thường xuyên với bác sỹ chăm sóc sức khỏe cho bé để có thể xin ý kiến tư vấn kịp thời khi cần thiết.
8. Tìm hiểu và nắm bắt kỹ năng sơ cứu cũng như sẵn sàng ứng phó với tình thế phải đưa bé đi cấp cứu tại bệnh viện khi xảy ra các hiện tượng sau: nôn ói, co giật, trên da có vết bầm tím…
9. Một số điều cần chú ý khác:
– Khi chơi đùa với bé nên sử dụng các động tác chậm rãi và nhẹ nhàng, không nên thường xuyên thay đổi đồ chơi và khung cảnh mới vì sẽ dễ gây ra các kích thích tâm lý không tốt cho bé.
– Cần đặc biệt lưu tâm đến phản ứng của bé, ví dụ như: bé quay đầu đi chỗ khác hoặc không chú ý khi bạn nói thì đó là tín hiệu “Đủ”, bạn nên dừng chơi đùa với bé.
– Bé thường rất thích có tã lót quấn quanh người nên chất liệu may tã lót phải mềm mại và không gây kích ứng da bé.
– Đồ dùng trong phòng, trên giường bé không nên có màu sắc quá tươi hoặc phát sáng quá chói để tránh gây kích thích không tốt cho mắt bé.
Theo Afamily
Leave a Reply