Quá phụ thuộc vào tỏi để bảo vệ sức khỏe mang lại nhiều tác dụng phụ
Khám bệnh Online hoàn toàn miễn phí bởi Lương y Nguyễn Hùng
Xem tử vi năm 2016 Bính Thân cho 12 con Giáp dựa theo ngày sinh !!!
Có những người không ăn được tỏi bởi lý do hoặc là dị ứng hoặc không tiêu hóa được. Vì vậy, nếu ăn tỏi mà thấy các dấu hiệu như ợ nóng, đầy hơi… thì rất có thể bạn đã bị dị ứng với tỏi, tốt nhất nên ngưng ăn tỏi.
Kích thích mắt
Những người mắc các bệnh về mắt ăn nhiều tỏi không tốt và dễ gây tổn thương cho mắt vì tỏi có tính hăng, khi ăn vào sẽ xông lên hốc mắt.
Gan bị nóng, tổn thương gan
Tỏi lại có tác dụng kích thích, làm tăng nhiệt trong cơ thể nên nếu bị bệnh gan mà vẫn ăn tỏi hàng ngày thì càng làm cho gan bị nóng. Mặc dù được cho là tốt cho đường tiêu hóa nhưng một khi đã bị tiêu chảy mà ăn nhiều tỏi thì sẽ làm cho đường ruột bị xung huyết, bệnh càng nặng thêm.
Tiêu thụ quá nhiều tỏi có thể làm tổn thương gan, một trong những cơ quan quan trọng nhất của cơ thể.
Một nghiên cứu lưu ý ở Ấn Độ đã đề cập rằng nếu tỏi được tiêu thụ với số lượng lớn, nó có thể dẫn đến độc tính của gan vì tỏi chứa allicin, một hợp chất mà khi hàm lượng lớn thể làm tổn thương gan.
Tiêu thụ quá nhiều tỏi có thể làm tổn thương gan, một trong những cơ quan quan trọng nhất của cơ thể.
Gây dị ứng
Có những người không ăn được tỏi bởi lý do hoặc là dị ứng hoặc không tiêu hóa được. Vì vậy, nếu ăn tỏi mà thấy các dấu hiệu như ợ nóng, đầy hơi… thì rất có thể bạn đã bị dị ứng với tỏi, tốt nhất nên ngưng ăn tỏi.
Tiêu chảy
Tiêu chảy có thể xảy ra nếu bạn ăn tỏi khi bụng đói. Những người bị xì hơi thường xuyên không nên dùng tỏi nhiều bởi vì tỏi có chứa chất fructan có thể gây sình bụng, gây ra khí trong dạ dày. Vì vậy, nếu là một người thường xuyên bị tình trạng xì hơi, bạn nên giảm số lượng tỏi trong món ăn.
Tăng chảy máu
Theo Trung tâm Y tế Đại học Maryland (Mỹ), bạn không nên ăn tỏi khi đang sử dụng các loại thuốc giảm loãng máu, bởi vì tỏi có thể làm tăng nguy cơ chảy máu. Một lưu ý nữa là , sau khi phẫu thuật, bệnh nhân không nên ăn tỏi trong ít nhất 2 tuần vì nó có thể gây trở ngại huyết áp,
Chóng mặt
Tỏi có thể gây hiện tượng chóng mặt ở một số người. Các chuyên gia cho rằng tình trạng này xảy ra do ăn quá nhiều tỏi có thể hạ huyết áp. Triệu chứng phổ biến của hạ huyết áp là chóng mặt, vì vậy những người bị huyết áp thấp nên nhớ điều này.
Sưng tấy
Ăn quá nhiều tỏi sống có thể gây kích ứng da, phát ban tay, chàm… vì tỏi có chứa men alliin lyase gây kích ứng trên da. Phản ứng dị ứng nhẹ cũng có thể xảy ra nếu bạn ăn quá nhiều tỏi. Vì vậy, bạn chỉ nên ăn tỏi với số lượng chừng mực.
Kích ứng da
Allicin, một hợp chất sinh ra khi giã tỏi sống, có thể gây kích ứng da rất mạnh (đỏ ửng, đau nhức, bỏng), nhất là khi làn da nhạy cảm hoặc tiếp xúc trực tiếp.
Loét dạ dày
Ăn tỏi lúc đang đói hoặc chỉ ăn tỏi mà không ăn kèm các loại thực phẩm khác thì rất dễ dẫn đến loét dạ dày. Bởi chất allicin dễ khiến cho tính kháng sinh trong tỏi phát tác, dẫn đến nóng trong dạ dày.
Phản ứng với thuốc. Trong trường hợp đang uống một số loại thuốc như thuốc chống đông máu, thuốc điều trị HIV/AIDS… người bệnh không nên ăn tỏi, vì nó có thể tạo ra một số tác hại cho sức khỏe.
Gây ngộ độc. Tỏi cất giữ quá lâu trong tủ lạnh, mọc mầm… thường không tốt cho sức khỏe và rất dễ ngộ độc nếu vẫn ăn. Khi bị ngộ độc tỏi, dấu hiệu dễ nhận thấy là khó chịu trong dạ dày, nặng hơn thì có thể dẫn tới tử vong.
Đau đầu
Ăn nhiều tỏi sống có thể gây đau nửa đầu. Tỏi có thể kích thích dây thần kinh sinh ba để giải phóng các phân tử tín hiệu thần kinh gọi là neuropeptide gây ra tình trạng đau đầu.
Thay đổi thị lực
Ăn quá nhiều tỏi có thể gây ra phù nề, một tình trạng gây ra chảy máu bên trong buồng mắt. Buồng mắt là khoảng cách giữa giác mạc và mống mắt. Tình trạng này có thể gây mất thị lực, đó là tác dụng phụ của tỏi sống.
Không tốt cho phụ nữ mang thai
Tiêu thụ tỏi với số lượng lớn cũng có thể ảnh hưởng đến việc mang thai vì nó sẽ làm tăng các phản ứng làm loãng máu có thể gây nguy hiểm đến tính mạng. Phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú nên tránh tỏi trong thời gian này vì nó có thể gây chuyển dạ sớm.
Leave a Reply