Những dấu hiệu sớm của bệnh ung thư phổi ở nam giới bạn nên cảnh giác
Khám bệnh Online hoàn toàn miễn phí bởi Lương y Nguyễn Hùng
Xem tử vi năm 2016 Bính Thân cho 12 con Giáp dựa theo ngày sinh !!!
Nguyên nhân mắc ung thư phổi có thể khác nhau giữa nam và nữ. Ngoài ra, một số loại ung thư phổi phổ biến hơn ở nam giới hơn so với nữ giới. Tuy nhiên, các triệu chứng của ung thư phổi ở nam và nữ là giống nhau.
Theo Hiệp hội Ung thư Mỹ, ung thư phổi là căn bệnh ung thư phổ biến đứng hàng thứ hai và là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong do ung thư ở cả nam và nữ.
Tổ chức này ước tính rằng trong năm 2018 chỉ tính riêng tại Mỹ sẽ có khoảng 234.030 trường hợp mắc ung thư phổi mới, trong đó 121.680 ca ở nam giới và 112.350 ca ở nữ giới.
Số ca tử vong vì ung thư phổi có thể lên đến 154.050 ca, trong đó nam giới chiếm 83.550 ca và ở nữ giới là 70.500 ca.
Những người hút thuốc có nguy cơ mắc ung thư phổi cao hơn gấp nhiều lần so với những người không hút thuốc. Trong đó, nam giới là đối tượng sử dụng thuốc lá chủ yếu.
Trong bài viết này, chúng ta sẽ xem xét những dấu hiệu và các triệu chứng sớm của ung thư phổi ở nam giới.
Cùng với đó là lời khuyên của các chuyên gia về thời gian nên đi khám bác sĩ và các mẹo để đối phó với các triệu chứng của ung thư phổi.
Trong giai đoạn đầu, ung thư phổi thường không gây ra những triệu chứng rõ ràng nên dễ bị bỏ qua gây ảnh hưởng lớn đến việc điều trị. Bệnh thường phát triển một cách âm thầm, triệu chứng rất ít, thậm chí là không có dẫn đến khó sàng lọc và phát hiện sớm.
Các triệu chứng có xu hướng phát triển khi tế bào ung thư bắt đầu lây lan và phát triển.
Dựa vào đặc điểm mô bệnh học, Tổ chức Y tế Thế giới chia ung thư phổi thành 2 loại chính là: Ung thư phổi không tế bào nhỏ (Non-Small Cell Lung Cancer) và ung thư phổi tế bào nhỏ (Small Cell Lung Cancer).
Ung thư phổi không tế bào nhỏ (NSCLC) là loại ung thư phổi phổ biến nhất ở cả nam và nữ.
Loại ung thư này có các triệu chứng lâm sàng như: Ho kéo dài hơn một vài tuần, ho ra máu, khó thở, thở khò khè, tức ngực, đau khi thở hoặc ho, khàn tiếng; mắc các bệnh về phổi thường xuyên, chẳng hạn như viêm phổi, viêm phế quản hoặc chứng xẹp phổi, do các tế bào ung thư cản trở đường hô hấp.
NSCLC bao gồm các loại như: Ung thư biểu mô tuyến (Adeno carcinoma), ung thư biểu mô vảy (Squamous cell carcinoma), ung thư tế bào lớn (Large cell carcinoma).
Một loại ung thư phổi khác, được gọi là ung thư phổi tế bào nhỏ (SCLC), từng rất phổ biến ở nam giới. SCLC thường phát triển ở trung tâm của phổi và thường lan đến não. Các triệu chứng sớm có thể bao gồm: Nhức đầu, thay đổi thị lực, yếu ở một bên của cơ thể, thay đổi hành vi,…
Hút thuốc lá là nguyên nhân chính gây ung thư phổi ở cả nam và nữ. Ảnh: Navodynapady
Khi nào nên đi khám bác sĩ?
Những người bị ung thư phổi thường có ít hoặc không có triệu chứng rõ ràng khi bệnh đang ở giai đoạn đầu.
Một khi bệnh đã phát triển đến mức đủ để gây ra các triệu chứng rõ dệt, điều đó có nghĩa tế bào ung thư có thể đã lan đến các bộ phận khác của cơ thể. Điều này đúng ở cả nam và nữ.
Mặt khác, khi các triệu chứng xuất hiện, nhiều người thường nhầm lẫn với những ảnh hưởng tiêu cực của việc hút thuốc hoặc các triệu chứng của tình trạng viêm đường hô hấp.
Chẩn đoán sớm và điều trị sớm ung thư phổi là một yếu tố quyết định để cải thiện tình trạng bệnh tật và kéo dài mạng sống của người bệnh.
Nếu gặp phải bất kỳ dấu hiệu nào dưới đây, bạn nên đến gặp bác sĩ: khó thở, ho dai dẳng, xuất hiện máu trong đờm, máu đi kèm với ho, tức ngực, đau xương, sụt cân không rõ lý do, khàn tiếng, đau đầu,…
Chẩn đoán
Hiện nay, việc chẩn đoán và điều trị thành công ung thư phổi ở giai đoạn sớm ở cả nam và nữ là điều hoàn toàn có thể thực hiện được. Những người được điều trị ung thư phổi ở giai đoạn sớm có cơ hội kéo dài sự sống.
Để tìm dấu hiệu của ung thư phổi, bác sĩ có thể bắt đầu bằng cách hỏi về sức khỏe tổng quát và các triệu chứng của người bệnh.
Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể yêu cầu xét nghiệm máu để loại trừ các tình trạng khác có thể gây ra như nhiễm trùng phổi.
Để đảm bảo chẩn đoán chính xác và loại trừ các điều kiện khác, bác sĩ cũng có thể đề nghị một hoặc nhiều xét nghiệm sau đây:
Chẩn đoán bằng hình ảnh bao gồm chụp X quang ngực hoặc chụp CT để tìm dấu hiệu ung thư phổi và các bệnh khác.
Tế bào học đờm: Thông qua mẫu đờm, các bác sĩ sẽ phân tích dưới kính hiển vi để tìm các tế bào ung thư.
Sinh thiết: Bác sĩ sẽ tiến hành thu thập một mẫu tế bào nhỏ từ phổi của một người để phân tích trong phòng thí nghiệm.
Mẹo để đối phó với các triệu chứng
Có một số biện pháp đơn giản mà một người có thể thực hiện để giảm bớt các triệu chứng và ngăn không cho mọi thứ trở nên tồi tệ hơn.
Một trong những bước quan trọng nhất đó là ngừng hút thuốc và giảm tiếp xúc với khói thuốc. Điều này có thể giúp dễ thở hơn và cải thiện các triệu chứng như khó thở và ho.
Ngoài ra, bạn có thể thực hiện vài mẹo khác để thở dễ dàng hơn: Thở chậm, nhẹ nhàng hít qua mũi và thở ra qua miệng; cố gắng giữ bình tĩnh và thư giãn, ví dụ bằng cách nghe nhạc, thiền hoặc đọc sách; hướng mặt về phía luồng không khí mát bằng cách bật quạt hoặc mở cửa sổ; tránh các hoạt động nặng; ăn uống khoa học, đúng cách,…
Bệnh nhân mắc ung thư phổi cũng có thể sử dụng các liệu pháp như: Châm cứu, thôi miên, xoa bóp, yoga, thiền để làm giảm đau đớn, căng thẳng và lo lắng.
Leave a Reply