Hút đờm và biện pháp dẫn lưu đờm

check Hút đờm và biện pháp dẫn lưu đờm Khám bệnh Online hoàn toàn miễn phí bởi Lương y Nguyễn Hùng
new Hút đờm và biện pháp dẫn lưu đờm Xem tử vi năm 2016 Bính Thân cho 12 con Giáp dựa theo ngày sinh !!!

hanghiem Hút đờm và biện pháp dẫn lưu đờm

Bộ máy hô hấp là cơ quan mở, luôn lưu thông với khí trời – môi trường sống hàng ngày. Không khí luôn luôn thay đổi về nhiệt độ, độ ẩm, áp suất khí quyển, các loại hoá chất, bụi hàng ngày… Bên cạnh đó rất nhiều tác nhân gây bệnh khác như vi khuẩn, vi rút, nấm… Các tác nhân này thường xuyên tác động lên bộ máy hô hấp và có thể gây thành bệnh.

Bình thường niêm mạc đường hô hấp liên tục tiết chất nhầy – đây là thành phần quan trọng nhất trong dịch bài xuất của đường thở, dịch nhầy được sinh ra từ các tế bào hình chén và các tuyến chế nhầy; thành phần của dịch nhầy bao gồm mucin (polysacarid trung tính và acid), protein và chứa các kalicrein, transferrin, globulin miễn dịch…, chúng có vai trò ngưng kết các hạt bụi, vi khuẩn, vi rút… và tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động của transferrin, globulin, lysozyme… ngoài ra chúng còn giúp ngăn sự tiếp súc giữa các chất kích thích hít vào với niêm mạc đường thở. Chất nhầy phủ trên bề mặt niêm mạc đường thở có 2 lớp: Lớp trên bề mặt (lớp ngoài) là lớp keo có vai trò bắt giữ các phần tử bụi, vi khuẩn; lớp trong bao quanh các lông chuyển lỏng hơn, giúp các lông chuyển cử động dễ dàng hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho việc đẩy các chất nhầy ra ngoài. Dịch nhầy được các lông chuyển đẩy từ các phế quản nhỏ lên tới phế quản lớn, khí quản, từ đó được khạc ra ngoài. Các chất nhầy được đổi mới thường xuyên nhờ việc khạc đờm hoặc nuốt (thường ở phụ nữ và trẻ em) khi đờm được chuyển đến miệng thực quản, nhất là khi ngủ.

Trong những trường hợp đờm được tiết ra quá nhiều do nhiễm khuẩn: , , … hoặc đờm không được khạc ra ngoài: tai biến mạch não, chấn thương sọ não, đặt nội khí quản, mở khí quản… cần phải , theo tư thế hoặc dùng thuốc để tạo điều kiện thuận lợi cho việc làm sạch đờm được hiệu quả.

198 Hút đờm và biện pháp dẫn lưu đờm

1. Hút đờm

Đây là thủ thuật rất thường được thực hiện ở bệnh viện với mục đích làm sạch đờm rãi, tuy nhiên cần thực hiện vô khuẩn để tránh nguy cơ gây nhiễm khuẩn bệnh viện. Kỹ thuật hút đờm bao gồm: hút đờm miệng, họng áp dụng cho những trường hợp có ứ đọng đờm rãi, bệnh nhân không nuốt, không khạc được (nguyên nhân thường gặp của những trường hợp này thường là chấn thương sọ não, tai biến mạch não, viêm não, màng não…) và hút đờm khí phế quản áp dụng cho những trường hợp bệnh nhân đã được đặt nội khí quản hoặc mở khí quản.

Trước khi hút đờm, người hút cần rửa tay sạch, đội mũ, đeo khẩu trang, đi găng tay vô khuẩn. ống thông để hút thường là ống dùng một lần hoặc ống vô khuẩn, nên dùng loại ống hút có lỗ phụ bên cạnh. ống hút được nối với dây dẫn với máy hoặc nguồn hút áp lực âm. Khi hút cần điều chỉnh áp lực hút cho phù hợp: âm 100 – âm 120mm Hg với người lớn, âm 80 – âm 100mm Hg với trẻ lớn và âm 60 – 80mmHg với trẻ nhỏ, sơ sinh. Việc dùng áp lực hút quá cao có thể gây kích thích và làm tổn thương niêm mạc đường hô hấp. Bên cạnh các dụng cụ nêu trên, cũng cần chuẩn bị thêm các dụng cụ khác như: khay vô khuẩn, khăn, gạc để lau hoặc trải dưới khu vực hút, khay đựng đồ bẩn.

Khi hút đờm, cầm ống hút bằng tay thuận (tay này không được tiếp xúc với bất kỳ thứ gì khác). ống hút được đưa vào qua mũi hoặc qua miệng nhẹ nhàng. Khi đưa ống hút vào đến vị trí cần hút, bịt lỗ phụ bên cạnh ống rồi từ từ rút ống thông ra (đây chính là giai đoạn hút đờm). Với các ống hút không có lỗ phụ bên cạnh, trong khi đưa ống hút vào không nên gập ống vì gây tăng áp lực, khi mở hút có thể gây tổn thương niêm mạc. Sau mỗi lần hút cần lau sạch đầu ống hút, lặp lại việc hút đờm rãi. Sau khi kết thúc việc hút đờm rãi cần vệ sinh mũi miệng và sửa lại tư thế cho bệnh nhân.

Việc hút đờm rãi có thể gây các tai biến như: tổn thương niêm mạc mũi, miệng, niêm mạc đường thở, nhiễm khuẩn, chảy máu, tăng hoặc hạ huyết áp, thiếu ôxy máu…

Việc hút đờm rãi có thể được thực hiện tại nhà cho những bệnh nhân có bệnh mạn tính có ứ đọng đờm rãi: tai biến mạch não, viêm não, chấn thương sọ não…, tuy nhiên người hút cần được đào tạo kỹ và được nhân viên y tế kiểm tra thường xuyên. Bên cạnh đó cần đặc biệt lưu ý tới công tác vô khuẩn trong quá trình hút đờm rãi.

2. Các biện pháp làm loãng và dẫn lưu đờm

Đờm là chất nhầy quánh, dính. Làm loãng đờm có vai trò quan trọng tạo điều kiện cho việc thải đờm được thuận lợi hơn. Đờm được làm loãng nhờ các biện pháp sau:

Khí dung cho bệnh nhân với 5 – 10ml nước muối bão hoà hoặc natriclorua 0,9%. Bên cạnh việc làm ẩm đờm trực tiếp, thành phần muối trong dịch khí dung làm tăng áp lực thẩm thấu của đờm, do vậy tạo điều kiện hút dịch từ khí thở và niêm mạc đường thở do vậy đờm được làm loãng tốt.

Tăng cường uống nước hoặc truyền dịch cho bệnh nhân.

Bên cạnh các biện pháp nêu trên, có thể dùng một số các thuốc làm loãng đờm như: N. acetylcystein, carbocystein, bromhexin, ambrosol. Các thuốc này làm gãy cầu nối disulfid glycoprotein của chất nhầy do vậy làm giảm độ quánh của đờm, tuy nhiên khi sử dụng có thể có một số tác dụng phụ do vậy cần thận trọng.

Trong những bệnh lý hô hấp có tăng tiết đờm nhiều như giãn phế quản, áp xe phổi, chỉ dùng các biện pháp và thuốc làm loãng đờm đơn thuần thường không mang lại nhiều hiệu quả mà cần phối hợp với vỗ rung và dẫn lưu theo tư thế, như vậy việc dẫn lưu đờm mủ mới mang lại hiệu quả tốt.

Trước vỗ rung và dẫn lưu tư thế, bệnh nhân cần được khám lâm sàng tỷ mỉ, kết hợp với phim chụp X quang phổi hoặc phim chụp cắt lớp vi tính để xác định chính xác tư thế cần thiết cho việc dẫn lưu tư thế, với nguyên tắc vùng được dẫn lưu nằm ở trên cao vì nước luôn chảy xuống chỗ trũng. Nếu ổ áp xe phổi hoặc vùng giãn phế quản (vùng tổn thương) ở đáy phổi, bệnh nhân cần được nằm xấp, đầu thấp, như vậy vùng đáy phổi sẽ ở vị trí cao nhất, tạo điều kiện thuận lợi cho đờm mủ được dẫn lưu ra ngoài. Tương tự như vậy, nếu vùng tổn thương ở bên phải, bệnh nhân cần được nằm nghiêng sang trái. Với những bệnh nhân giãn phế quản cần đóng sẵn ghế dẫn lưu tư thế (hình bên cạnh), ghế dài 1,7m, rộng 40cm và cao 50cm. Các dụng cụ khác cần chuẩn bị bao gồm: khăn sạch, nước xúc miệng, chậu để khạc đờm.

Tiến hành vỗ rung: bệnh nhân được nằm ở tư thế dẫn lưu, người vỗ rung khum bàn tay vỗ đều trên thành ngực sao cho các cạnh của bàn tay tiếp xúc với thành ngực. Việc vỗ rung được tiến hành liên tục tạo ra áp lực dương dội đều vào lồng ngực bệnh nhân gây long đờm. Mỗi lần vỗ rung kéo dài khoảng 15 – 30 phút, với những bệnh nhân có thể trạng yếu hoặc sức chịu đựng kém, ban đầu thời gian vỗ rung có thể ngắn, nhưng sau đó kéo dài dần. Mỗi ngày nên làm 3 lần (sáng, chiều và tối).

Kết thúc vỗ rung, bệnh nhân ho sâu và khạc đờm vào chậu, khạc được càng nhiều thì hiệu quả của vỗ rung càng tốt, sau đó vệ sinh mũi miệng sạch.

Thời gian đầu, việc vỗ rung cho bệnh nhân được đảm trách bởi các nhân viên y tế, sau đó cần hướng dẫn tỷ mỉ cho người nhà bệnh nhân kỹ thuật vỗ rung để có thể thực hiện thường xuyên khi bệnh nhân ra viện đặc biệt những bệnh nhân mắc bệnh giãn phế quản.

Theo Benhphoi

thegioicaythuoc Hút đờm và biện pháp dẫn lưu đờm

300x250 holy Hút đờm và biện pháp dẫn lưu đờm

Cùng Chuyên Mục

Bình Luận Facebook

bình luận

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Hotline 24H Mua Hang Online