Ho kéo dài có thể dẫn đến nhiều bệnh nguy hiểm
Khám bệnh Online hoàn toàn miễn phí bởi Lương y Nguyễn Hùng
Xem tử vi năm 2016 Bính Thân cho 12 con Giáp dựa theo ngày sinh !!!
Bệnh lao thường do trực khuẩn mycobacterium tuberculosis gây ra là bệnh khá phổ biến ở nước ta. Nếu ho kéo dài hơn ba tuần, ho ra máu kèm theo đau ngực giảm cân, mệt mỏi, đổ mồ hôi về đêm… cần đến ngay cơ sở chuyên khoa lao để thực hiện các xét nghiệm xác định sự tồn tại của vi khuẩn lao.
Ho là bệnh lý đa số có nguyên nhân lành tính hoặc dễ điều trị như viêm phế quản, dị ứng, hen suyễn, trào ngược thực quản… Tuy nhiên, khi ho kéo dài từ hai tuần trở lên lại là dấu hiệu cảnh báo những căn bệnh nguy hiểm.
Bệnh ho gà
Bệnh ho gà đã được loại trừ về cơ bản khi trẻ tiêm vắc xin phòng ngừa nhưng nó vẫn có thể quay trở lại do sự chủ quan của nhiều người khi không tiêm phòng.
Triệu chứng ban đầu của ho gà giống như cảm lạnh bao gồm chảy nước mũi, ho, sốt nhẹ. Sau một hoặc hai tuần, ho bắt đầu nhiều lên, thậm chí dữ dội hơn khiến người mệt mỏi.
Khi có dấu hiệu trên cần đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời. Ho gà được chẩn đoán thông qua các xét nghiệm máu, chụp x-quang và được điều trị bằng kháng sinh.
Bệnh ung thư phổi
Theo một nghiên cứu tại Mỹ, có tới 65% số người bị ung thư phổi bị ho mãn tính tại thời điểm chẩn đoán, thậm chí nó là triệu chứng duy nhất để chẩn đoán.
Thuốc lá là đối tượng nguy cơ cao gây ra ung thư phổi cho con người. Tuy nhiên, có tới 28% số người không bao giờ hút thuốc cũng mắc ung thư phổi. Do vậy, khi những cơn ho kéo dài hơn hai tuần hoặc xuất hiện chất nhầy máu hoặc màu rỉ sét, khàn tiếng, nuốt đau… cần tiến hành làm các xét nghiệm lâm sàng cần thiết để loại bỏ khối u có thể xuất hiện trong phổi hoặc các cơ quan khác trong cơ thể.
Ho trong viêm phổi khác so với các bệnh lý khác. Đó thường là ho khan, dai dẳng và thường xuất hiện vào ban đêm nhiều hơn. Không nên mua thuốc về tự điều trị khi bị ho do viêm phổi bởi nó có thể gây trở ngại cho việc dẫn đờm ra khỏi phổi.
Nếu các triệu chứng ho không giảm sau 10 ngày thì nên đến các cơ sở y tế để kiểm tra.
Ngoài ra, cần đi làm các xét nghiệm sớm nếu có khó thở, đau ngực, sốt cao hoặc ho có đờm nhầy màu xanh hay lẫn máu. Các bác sĩ sẽ kiểm tra phổi, nếu có dấu hiệu đáng ngờ thì cần làm thêm xét nghiệm máu, chụp x-quang và trong một số trường hợp có thể cần thực hiện CT scan. Khi có chuẩn đoán chắc chắn là bệnh viêm phổi, bệnh nhân sẽ được điều trị bằng kháng sinh.
Bệnh lao
Bệnh lao thường do trực khuẩn mycobacterium tuberculosis gây ra là bệnh khá phổ biến ở nước ta. Nếu ho kéo dài hơn ba tuần, ho ra máu kèm theo đau ngực giảm cân, mệt mỏi, đổ mồ hôi về đêm… cần đến ngay cơ sở chuyên khoa lao để thực hiện các xét nghiệm xác định sự tồn tại của vi khuẩn lao.
Nếu không được điều trị sớm và dứt điểm, bệnh lao có thể gây tử vong hoặc gây tổn hại cho xương sống, khớp, não, thậm chí cả trái tim.
Tóm lại, cần thực hiện các xét nghiệm để kiểm tra và xác định gây ho kéo dài để có biện pháp điều trị kịp thời, hiệu quả.
Leave a Reply