Đột quỵ tuổi 30: càng “ôm” máy tính càng tăng nguy cơ mắc bệnh

check Đột quỵ tuổi 30: càng “ôm” máy tính càng tăng nguy cơ mắc bệnh Khám bệnh Online hoàn toàn miễn phí bởi Lương y Nguyễn Hùng
new Đột quỵ tuổi 30: càng “ôm” máy tính càng tăng nguy cơ mắc bệnh Xem tử vi năm 2016 Bính Thân cho 12 con Giáp dựa theo ngày sinh !!!

hanghiem Đột quỵ tuổi 30: càng “ôm” máy tính càng tăng nguy cơ mắc bệnh

Về ăn uống, theo Ths.BS Đỗ Đức Tín, nên chọn rau củ quả trái cây, ngũ cốc nguyên cám, ngũ cốc nguyên hạt bởi đây là những loại thực phẩm nhiều chất xơ và các vitamin nhóm B, giúp cơ thể chuyển hóa bột đường tốt hơn, tránh được nguy cơ kém dung nạp đường, giảm lượng cholesterol trong máu, qua đó giúp tránh bệnh tiểu đường.

Người thường xuyên làm việc, giải trí hoặc chơi game trên máy tính, có tổng thời gian sử dụng máy tính từ 8 tiếng trở lên, có nguy cơ bị cao.

Đột quỵ không chừa người trẻ

Đột quỵ là tình trạng đột ngột mất chức năng một vùng não bộ gây ra bởi sự tắc nghẽn hoặc vỡ đột ngột của mạch máu não như nhồi máu não, xuất huyết não, do việc cung cấp máu lên một phần bộ não bị đột ngột ngừng trệ, nên còn có tên khác là tai biến mạch máu não. Trong trường hợp điển hình, các triệu chứng xuất hiện đột ngột, tiến triển chỉ trong vài giờ (hoặc vài ngày). Trên lý thuyết, các triệu chứng thần kinh khu trú tương ứng với khu vực tưới máu của động mạch bị tổn thương, tuy nhiên do các động mạch thông nối với nhau nên có sự cấp máu bù bởi các động mạch còn nguyên, làm nhòe các triệu chứng.

photo 0 155919241886574285808 Đột quỵ tuổi 30: càng “ôm” máy tính càng tăng nguy cơ mắc bệnh
Đột quỵ là bệnh của hệ thần kinh phổ biến nhất hiện nay, riêng ở Việt Nam hàng năm có khoảng 230.000 ca mới. Theo số liệu thống kê, khoảng 20% bệnh nhân mắc đột quỵ tử vong trong vòng 1 tháng, 5% – 10% tử vong trong vòng 1 năm. Chỉ có khoảng 10% ca hồi phục không di chứng, 25-30% tự đi lại phục vụ bản thân được, 20-25% đi lại khó khăn, cần sự hỗ trợ của người khác trong sinh hoạt, 15-25% phải phụ thuộc hoàn toàn vào người khác.

Đặc biệt, tỷ lệ người trẻ đột quỵ nhập viện có lúc chiếm đến hơn 20% tổng số trường hợp đột quỵ – theo thống kê của TS.BS Nguyễn Huy Thắng – Chủ tịch Hội Đột quỵ TP.HCM. Đáng chú ý hơn cả, ngoài những tình trạng phổ biến do hậu quả thường thấy của đột quỵ như khiến bệnh nhân tàn phế và tử vong, người trẻ mắc đột quỵ còn bị giảm khả năng lao động, giảm khả năng sinh đẻ cùng nhiều ảnh hưởng bất lợi xã hội khác.

Lý giải vì sao có sự gia tăng tần suất bệnh đột quỵ ở người trẻ, Ths.BS Trần Thị Mai Thy cho biết do lối sống công nghiệp hiện nay như tình trạng ít vận động, ăn nhiều thức ăn nhanh, béo phì, tiếp xúc nhiều yếu tố căng thẳng, stress… Bên cạnh đó việc sử dụng chất kích thích như thuốc lá, rượu bia, nước ngọt có gas cũng làm tăng nguy cơ đột quỵ trong cuộc sống. Những yếu tố kể trên làm gia tăng nguy cơ rối loạn lipid máu, tăng huyết áp, bệnh tim mạch…

Phòng tránh đột quỵ cho người “mê” máy tính

Ths.BS Đỗ Đức Tín cảnh báo những người thường xuyên làm việc, giải trí hoặc chơi game trên máy tính, có tổng thời gian sử dụng máy tính từ 8 tiếng trở lên, có nguy cơ bị đột quỵ cao. Nguyên nhân chủ yếu là do họ ngồi một chỗ thụ động suốt ngày, khiến cơ thể ít vận động, làm cho khả năng dung nạp đường của cơ thể kém đi, khả năng tiêu hóa mỡ và cholesterol kém đi, chất béo lắng đọng vào thành mạch máu làm mạch máu bé lại, từ đó đưa đến nguy cơ tiểu đường và xơ vữa động mạch, dẫn đến yếu tố đột quỵ.

Mặt khác, ngồi lâu một chỗ khiến máu dồn liên tục xuống 2 chân. Khi đứng dậy, thông thường cơ thể sẽ tự điều chỉnh đưa máu về tim, nhưng trường hợp không kịp điều chỉnh sẽ dẫn đến hạ huyết áp tư thế, xảy ra đột quỵ.

Do đó, để phòng ngừa đột quỵ, Ths.BS Đỗ Đức Tín khuyến cáo biện pháp tốt nhất dành cho những người thường “ôm” máy tính là tránh ngồi một chỗ quá lâu, cần tăng cường vận động nhiều hơn dù là đang làm việc trong văn phòng. Cụ thể, cứ khoảng 30-45 phút thì nên đứng dậy, vận động cơ thể trong khoảng 5 phút để không ngồi ì liên tục một chỗ quá lâu trong thời gian dài. Đối với nhân viên văn phòng, khi làm việc gì đó không dính đến máy tính thì có thể kết hợp để vận động cơ thể, như nghe điện thoại thì nên đứng dậy đi lại, hoặc khi cần trao đổi với đồng nghiệp thì có thể di chuyển đến nơi có thể trao đổi chứ không ngồi một chỗ gọi điện thoại cho nhau.

Về ăn uống, theo Ths.BS Đỗ Đức Tín, nên chọn rau củ quả trái cây, ngũ cốc nguyên cám, ngũ cốc nguyên hạt bởi đây là những loại thực phẩm nhiều chất xơ và các vitamin nhóm B, giúp cơ thể chuyển hóa bột đường tốt hơn, tránh được nguy cơ kém dung nạp đường, giảm lượng cholesterol trong máu, qua đó giúp tránh bệnh tiểu đường.

Bên cạnh đó, Ths.BS Trần Thị Mai Thy cũng đưa ra lời khuyên nên đi khám sức khỏe định kỳ ít nhất 1 lần mỗi năm để phát hiện và ngăn ngừa sớm bệnh đột quỵ, có biện pháp phòng chống kịp thời, nhằm tăng cường sức khỏe cho bản thân. Ngoài ra, cần giữ cân nặng hợp lý, thực hiện chế độ ăn giảm chất béo – giảm lượng muối trong khẩu phần ăn -, tăng cường các chất rau – trái cây, hạn chế bia rượu hay các chất kích thích, tập thể dục thường xuyên (ít nhất 30 phút/ngày, mỗi tuần ít nhất 3 lần).

thegioicaythuoc Đột quỵ tuổi 30: càng “ôm” máy tính càng tăng nguy cơ mắc bệnh

300x250 holy Đột quỵ tuổi 30: càng “ôm” máy tính càng tăng nguy cơ mắc bệnh

Cùng Chuyên Mục

Bình Luận Facebook

bình luận

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Hotline 24H Mua Hang Online