Cẩn trọng các cơn đau ở gót chân
Khám bệnh Online hoàn toàn miễn phí bởi Lương y Nguyễn Hùng
Xem tử vi năm 2016 Bính Thân cho 12 con Giáp dựa theo ngày sinh !!!
Cơn đau ở gót chân còn do viêm cân gan chân. Bệnh thường xuất hiện ở những người thực hiện những động tác mà chân phải chịu lực quá lớn: chạy, nhảy, đứng lâu, béo phì…
Đau đi không được
Giày, guốc cao giúp tôn vóc dáng, yểu điệu hơn nên phần lớn phụ nữ yêu thích. Nhưng nếu mang giày vào thấy đau thì cần xem xét lại những yếu tố sau: Bỏ giày ra vẫn đau (đau nhiều nhất lúc đưa bàn chân lên cao hoặc chúc mũi chân xuống), cơn đau tăng dần, đến mức có cảm giác như đi trên chông là báo hiệu viêm bao hoạt dịch gân gót. Không đi giày nhưng chạy bộ quá sức thường bị viêm gân gót (viêm gân Achilles).
Cơn đau xuất hiện khi gân nối xương gót với cơ bắp chân bị sưng. Đau gót chân còn xuất hiện vào buổi sáng, cảm nhận khi “thò” chân xuống giường và bước những bước đầu tiên bị đau thốn tận óc. Sau khi đi một lúc thì cơn đau nhẹ dần và hết. Sáng hôm sau cơn đau lại đến và sau đó cũng rút lui như trước. Nhưng, nếu cơn đau ngày càng tăng, cần đi khám để biết nguyên nhân và điều trị kịp thời.
Cơn đau ở gót chân còn do viêm cân gan chân. Bệnh thường xuất hiện ở những người thực hiện những động tác mà chân phải chịu lực quá lớn: chạy, nhảy, đứng lâu, béo phì… Viêm cân gan chân kéo dài sẽ dẫn đến gai xương gót. Nghe gai ai cũng có cảm giác đau như bị gai đâm và luôn có tâm lý muốn mổ để “nhổ” gai. Song, thực tế có trường hợp có gai nhưng không hề có cảm giác và ngược lại gai chưa xuất hiện đã đau thấu trời. Do đó, điều trị gai xương gót chủ yếu là điều trị viêm cân gan chân, hiếm khi phải “nhổ” gai bằng phẫu thuật.
Theo BS Hồ Phạm Thục Lan – Bệnh viện Nhân Dân 115, đau vùng gót chân có thể do nhiều nguyên nhân, từ bệnh lý gân cơ tại chỗ như viêm gân gót Achilles, đứt gân Achilles, viêm cân gan bàn chân, hội chứng ống cổ chân… cho đến những nguyên nhân toàn thân, phức tạp như gãy/nứt xương gót, u xương, viêm xương tủy, viêm thần kinh ngoại biên, gút, viêm khớp dạng thấp, đau xơ cơ…
Đuổi cơn đau
Bên cạnh những cơn đau gót do chấn thương, nứt, gãy, u… xương cần điều trị ngay, còn có những nguyên nhân mà theo BS Phan Thanh Hải – Giám đốc Trung tâm Chẩn đoán Y khoa TP.HCM do tự ta gây ra, đó là mang giày cao gót, thừa cân béo phì, chạy nhảy quá sức… Mang giày không phù hợp không chỉ gây đau gót mà còn đau cổ chân, ngón, khớp gối… những điều này rất dễ nhận biết khi thấy có vết chai xuất hiện ở gót chân và một số vùng khác. Vì vậy, không nên thường xuyên mang giày gót cao. Tốt nhất là chiều cao gót không được quá 5cm, chiều rộng gót 2cm, góc sườn (độ dốc) vừa phải, phần mũi giày có độ hếch hợp lý với bước chân đi. Kế đến là tạo điều kiện cho chân được nghỉ ngơi bằng cách hạn chế chạy, nhảy…
Chân bị đau còn do thoái hóa khớp khi tuổi đã cao. Để không bị đau khi lớn tuổi, tốt nhất giữ cân ngay từ tuổi trung niên. Đôi chân chịu trọng lượng toàn cơ thể vì thế không nên tạo thêm áp lực cho chân, nên giữ cân nặng vừa đúng chiều cao.
BS Hồ Phạm Thục Lan khuyên: “Do nguyên nhân của đau gót đa dạng nên những trường hợp đau, sưng nhiều vùng gót chân sẽ làm hạn chế cử động, đau kéo dài, đau kèm dị cảm, có triệu chứng toàn thân (sốt, mệt mỏi, sụt cân), cần tới ngay đơn vị y tế chuyên khoa cơ xương khớp để được chẩn đoán và điều trị thích hợp”.
Theo Phunuonline
Leave a Reply