Cà tím và củ cải tốt cho sức khỏe mẹ bầu
Khám bệnh Online hoàn toàn miễn phí bởi Lương y Nguyễn Hùng
Xem tử vi năm 2016 Bính Thân cho 12 con Giáp dựa theo ngày sinh !!!
Cả cà tím và củ cải đều chứa axit folic giúp tránh khuyết tật bào thai.
Cà tím với sức khỏe mẹ bầu
Cà tím là một trong những loại rau củ quả chứa nhiều dinh dưỡng. Các chất dinh dưỡng trong cà tím giúp duy trì hàm lượng đường ổn định trong máu. Nhờ thế, nó ngăn chặn sự xuất hiện của bệnh tiểu đường trong thời kỳ mang thai.
Những lợi ích khác của cà tím với mẹ bầu:
– Là nguồn chất xơ dồi dào, cà tím giúp giảm các vấn đề về tiêu hóa ở phụ nữ mang thai.
– Các axit folic có trong cà tím còn giúp bảo vệ bé chưa chào đời khỏi các khuyết tật ống thần kinh.
– Nasunin (một chất có trong vỏ cà tím) là chất chống oxy hóa tuyệt vời, có tác dụng chống lại sự lão hóa cho cơ thể. Đồng thời, nó còn giúp tăng hệ miễn dịch và ngăn ngừa nhiễm trùng trong thời kỳ mang thai.
– Nghiên cứu gần đây còn chứng minh rằng, cà tím có tác động tích cực giúp cân bằng hàm lượng lipid trong cơ thể. Không những thế, cà tím cũng chứa nhiều vitamin B, C, niacin và các chất khoáng như kali, mangan, đồng, giúp hỗ trợ sự phát triển của thai nhi.
Lưu ý khi ăn cà tím: Cà tím nấu chưa chín kỹ có thể làm rối loạn tiêu hóa, ảnh hưởng tới sức khỏe thai phụ.
Ở nhiều nền văn hóa, trong đó có Việt Nam, các loại cà (nhất là cà pháo) có liên quan tới sảy thai, sinh non… Mặc dù quan niệm này chưa có cơ sở khoa học nhưng nhiều người vẫn tránh cà với suy nghĩ “có kiêng có lành”. So với cà pháo thì cà tím được coi là “lành” hơn. Tuy nhiên, mẹ bầu chỉ nên ăn cà tím đã được nấu chín. Tuyệt đối không nên ăn cà muối hay cà chưa được nấu chín.
Lưu ý mẹ bầu ăn củ cải
Củ cải dồi dào vitamin C, đóng vai trò quan trọng như là một chất chống oxy hóa, bảo vệ các mô tế bào khỏi hư hỏng và giúp cơ thể hấp thu sắt. Đồng thời, vitamin C còn có tác dụng xây dựng hệ miễn dịch khỏe mạnh khi mang thai.
Những lợi ích khác của củ cải với mẹ bầu:
– Axit folic trong củ cải giúp tránh cho bào thai khỏi các khuyết tật ống thần kinh.
– Kẽm trong củ cải đóng vai trò xây dựng chức năng hệ thần kinh và bộ não của bé.
– Canxi và phôtpho trong củ cải giúp xương và răng bào thai định hình tốt.
– Các vitamin B trong loại củ tuyệt vời này đóng vai trò quan trọng giúp bào thai phát triển.
– Ngoài ra, củ cải rất ít kalo và chất béo nên mẹ có thể yên tâm ăn mà không sợ béo phì.
– Hàm lượng nước cao trong củ cải tạo điều kiện tốt cho hệ tiêu hóa và giúp cơ thể giải độc. Đây là yếu tố rất có lợi cho thai kỳ.
2 lưu ý khi ăn củ cải:
– Thứ nhất, tuyệt đối không được ăn củ cải sống vì nó làm tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm trong thai kỳ.
– Thứ hai, không ăn quá nhiều củ cải. Củ cải có tính lợi tiểu nên khi ăn nhiều sẽ làm tăng tiểu rắt, gây khó chịu cho mẹ bầu. Bên cạnh đó, ăn nhiều củ cải cũng có thể làm rối loạn tiêu hóa, gây đau bụng…
Bởi thế, mẹ bầu chỉ nên ăn 1-2 bữa củ cải được nấu chín mỗi tuần như củ cải hầm thịt, củ cải luộc, canh củ cải… Tránh ăn những món như củ cải sống làm nộm hay củ cải muối dưa chua vì chúng không an toàn cho phụ nữ mang thai.
Theo Suckhoedoisong
Leave a Reply