6 nguy hiểm trong chế độ ăn của thai phụ
Khám bệnh Online hoàn toàn miễn phí bởi Lương y Nguyễn Hùng
Xem tử vi năm 2016 Bính Thân cho 12 con Giáp dựa theo ngày sinh !!!
Mối nguy hại từ thực phẩm đối với phụ nữ trong thai kỳ là rất đáng lo ngại, vì hệ miễn dịch của thai phụ đã thay đổi. Dưới đây là 6 “sát thủ” sẵn sàng ra tay tàn nhẫn đối với thai phụ.
Phụ nữ mang thai cần có chế độ ăn uống hợp lý.
1. Listeria
Sự nhiễm vi khuẩn này có thể gây ra sảy thai. Những thai phụ nhập viện do nhiễm listeria chiếm 88% và tần suất tử vong là 30%. Thai phụ dễ bị nhiễm listeria hơn là những người không mang thai. Listeria có thể xuyên qua nhau thai cho nên bào thai cũng sẽ bị đe dọa và sẽ có những trường hợp ngộ độc máu.
Những loại thực phẩm cần tránh để không bị nhiễm listeria bao gồm: thịt nấu sẵn mua ở hàng quán (nếu cần thiết do công việc bận rộn mà phải dùng các loại thịt này thì cần phải hâm nóng kỹ lưỡng); hải sản xông khói, như: thịt cá hồi muối, cá hồi xông khói…, phô mai mềm chưa được tiệt trùng, sữa tươi chưa tiệt trùng, thịt pâté…
2. Thủy ngân
Thủy ngân là một kim loại nặng, nếu tiếp xúc lâu ngày sẽ làm hủy hoại hệ thần kinh trung ương và những nội cơ quan khác như: gan, bộ máy tiêu hóa… Ở sông ngòi và đại dương, những con vi khuẩn sẽ biến thủy ngân thành chất methyl mercury và cuối cùng là những con cá sẽ bị nhiễm.
Theo Viện Hàn lâm Khoa học (Hoa Kỳ) thì có 60.000 trẻ sơ sinh mỗi năm bị nhiễm độc thủy ngân dẫn đến tổn thương não không hồi phục. Dạng và mức độ của triệu chứng nhiễm độc thủy ngân tùy thuộc vào lượng và thời gian bị nhiễm độc.
Những loại thực phẩm cần tránh bao gồm những loại cá được biết là dễ bị nhiễm thủy ngân như: cá mập, cá mũi kiếm… Cơ quan Quản lý Dược phẩm và Thực phẩm cùng Cơ quan Bảo vệ Môi trường (Mỹ) đề nghị thai phụ nên hạn chế những loại cá được xem là “không đến nỗi” xuống khoảng 340g/tuần, bao gồm những loại cá như: cá hồi, cá ngừ, cá da trơn. Cũng không nên ăn sống nghêu, sò, ốc, hến, tôm, cua.
3. Toxoplasma
Đây là dạng bệnh ký sinh có thể lây cho những động vật máu nóng bao gồm vật nuôi trong nhà như: mèo (đặc biệt có rất nhiều trong phân mèo). Nhiều thai phụ bị nhiễm taxoplasma nhưng không hề có triệu chứng. Toxoplasma có thể gây hại cho bào thai như làm tổn thương não, tổn thương mắt, chậm phát triển trí tuệ… và có thể gây sảy thai.
Những loại thực phẩm cần tránh bao gồm hải sản sống, thịt bò tái, gà vịt nấu không chín, rau quả củ không được rửa sạch, các loại thịt khô như khô bò, khô nai… Để giảm thiểu tối đa sự nhiễm toxoplasma thì việc cần phải làm rửa tay thật kỹ và rửa các dụng cụ làm bếp như dao thớt ngay sau khi chế biến, nấu nướng thịt, gà vịt, hải sản, rau cải, trái cây…
4. Salmonella
Salmonella là một loại vi khuẩn chuyên gây ngộ độc thức ăn với những triệu chứng như: nóng sốt, ói mửa, viêm màng não, sốt thương hàn. Nếu nấu nướng kỹ lưỡng, tuân thủ các nguyên tắc vệ sinh thì sẽ làm giảm thiểu đáng kể sự ngộ độcsalmonella.
Những loại thực phẩm mà thai phụ cần nên tránh là hải sản sống, bò tái, thịt gà vịt tái, sữa chưa tiệt trùng, những loại thực phẩm có chứa trứng sống, giá sống (tốt nhất là nên ăn giá luộc chín).
5. Polychlorinated biphenyls (PCBs)
Đây là một độc chất thường dùng trong các máy biến thế và tụ điện đã bị cấm sử dụng từ thập niên 1970 vì quá độc hại. Thật là không may, PCBs bị phân hủy một cách chậm chạp và tới ngày nay chúng ta vẫn có thể bị nhiễm.
PCBs sẽ được hấp thu qua hệ tiêu hóa và sẽ “đóng đô” ở những mô giàu lipid như mô mỡ và tuyến sữa. Sự hấp thu của PCBs từ sữa mẹ đang được báo động vì sẽ có khoảng 90 – 100% PCBs sẽ vượt… “sữa môn” mà vào cơ thể đứa trẻ, làm cho đứa trẻ sẽ có chỉ số IQ thấp, nhẹ ký, đầu nhỏ… Tránh ăn những thủy sản được đánh bắt ở những nơi bị nghi ngờ là bị nhiễm PCBs.
6. E.coli
Đây là một loại vi khuẩn khá phổ biến. Tránh tất cả những loại thực phẩm ở trên thì cũng xem như tránh hoặc hạn chế được E.coli. Phụ nữ đang mang thai hoặc chuẩn bị mang thai cần nên tránh cà phê và rượu bia, dù chỉ là lượng nhỏ vì có thể tăng nguy cơ sảy thai và gây hội chứng Alcohol bào thai và gây rối loạn cho quá trình phát triển bào thai.
Theo Camnanggiadinh
Liên Quan Khác
- 3 tháng giữa thai kỳ mẹ bầu nên và không nên ăn gì?
- Các loại thực phẩm cần tránh khi mang bầu
- Tăng cường sức khỏe cho thai phụ
- Dinh dưỡng ở từng giai đoạn của thai kỳ
- Cách ăn uống khi mẹ bầu ở công sở
- Tháng thứ 2 mang thai nên ăn gì?
- Vậy bà bầu nên ăn hoa quả như thế nào?
- Chế độ ăn để mẹ con cùng khỏe
- Bổ sung đủ năng lượng cho thai kỳ
- Thực phẩm giúp mẹ bầu tăng cường miễn dịch
- 10 dưỡng chất quan trọng nhất suốt thai kỳ
- 7 nguyên tắc trong chế độ ăn của bà bầu
- Top những thực phẩm dồi dào sắt mẹ bầu không không nên bỏ qua
- Mẹ bầu lưu ý khi ăn trái cây
- Dinh dưỡng cho từng tháng thai kỳ
Leave a Reply