Trẻ bị sổ mũi mẹ hãy áp dụng ngay 5 mẹo này giúp bé sớm bình phục

check Trẻ bị sổ mũi mẹ hãy áp dụng ngay 5 mẹo này giúp bé sớm bình phục Khám bệnh Online hoàn toàn miễn phí bởi Lương y Nguyễn Hùng
new Trẻ bị sổ mũi mẹ hãy áp dụng ngay 5 mẹo này giúp bé sớm bình phục Xem tử vi năm 2016 Bính Thân cho 12 con Giáp dựa theo ngày sinh !!!

hanghiem Trẻ bị sổ mũi mẹ hãy áp dụng ngay 5 mẹo này giúp bé sớm bình phục


Nhiều cha mẹ cho rằng trẻ bị sổ mũi là chuyện bình thường. Tuy nhiên nếu không tìm hiểu và điều trị triệt để có thể khiến bé mắc phải một số bệnh lý nguy hiểm và mãn tính.

Trẻ bị sổ mũi, cha mẹ nên lưu ý vệ sinh đường thở và làm ẩm môi trường bé sinh sống.

Sổ mũi là một bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ khiến trẻ khó chịu, mệt mỏi và ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.

1. Nhận biết trẻ bị sổ mũi

Nếu trẻ bị cảm, lúc này mũi của trẻ sẽ sản xuất dịch mũi để chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn vào phổi. Dịch mũi có thể chảy xuống cổ họng, tràn ra khỏi khoang mũi nên khiến trẻ bị sổ mũi.

thay doi thoi tiet tre bi so mui me phai lam sao 1 1506507962 width600height450 Trẻ bị sổ mũi mẹ hãy áp dụng ngay 5 mẹo này giúp bé sớm bình phục

Ảnh minh họa.

2. Nguyên nhân trẻ bị sổ mũi?

1.

Nguyên nhân đầu tiên có thể kể đến là loại virus thông thường gây ra cảm lạnh. Bé thường bị cảm lạnh trung bình 1 lần/ tháng hoặc 10 – 12 lần/ năm (tần suất mắc bệnh mùa đông cao hơn mùa hè). Một đợt cảm lạnh thông thường sẽ kéo dài từ 1 tuần đến 10 ngày. Cảm lạnh sẽ khiến trẻ bị sổ mũi có thể kèm theo sốt, ho.

2.

Dị ứng cũng có thể khiến trẻ bị sổ mũi, tuy nhiên dịch nhầy sẽ có màu trong thay vì màu xanh hoặc vàng như khi bé bị cảm cúm. Ngoài ra, nhiễm trùng do vi khuẩn cũng có thể dẫn đến tình trạng sổ mũi, nghẹt mũi ở trẻ.

3. Do thay đổi thời tiết

Thay đổi thời tiết, nhất là khi trời lạnh, mũi của trẻ sẽ phản ứng lại với không khí lạnh bên ngoài trước khi luồng không khí này xâm nhập vào phổi. Điều này khiến các mạch máu nhỏ bên trong lỗ mũi bị kích thích nên chúng sẽ giãn nở để sưởi ấm luồng không khí lạnh bên ngoài. Sự giãn nở của những mạch máu trong khoang mũi có thể khiến mũi sản xuất nhiều dịch nhầy hơn, từ đó trẻ sẽ bị sổ mũi.

4. Viêm mũi

Trẻ bị sổ mũi có thể là do trẻ mắc bệnh viêm mũi. Trong trường hợp này, Trẻ chỉ bị sổ mũi, không đi kèm các triệu chứng như sốt, ho.

5. Trẻ khóc

Khi trẻ khóc, nước mắt của trẻ sẽ chảy ra từ tuyến lệ (dưới mí mắt), dẫn tới khoang mũi. Nước mắt kết hợp với chất dịch ở đây sẽ khiến trẻ bị chảy nước mũi.

3. Biến chứng có thể gặp nếu trẻ bị sổ mũi

Nhiều cha mẹ cho rằng trẻ bị sổ mũi là chuyện bình thường. Tuy nhiên nếu không tìm hiểu nguyên nhân và điều trị triệt để có thể khiến bé mắc phải một số bệnh lý nguy hiểm và mãn tính.

Cụ thể, trẻ bị sổ mũi nhẹ khiến trẻ ngạt mũi, khó thở, nhiễm trùng khoang mũi. Viêm nhiễm mũi dẫn đến viêm phế quản, viêm phổi, viêm đường hô hấp và viêm xoang, các bệnh này đều rất khó chữa và ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.

4. Cách xử lý khi trẻ bị sổ mũi

1. Dùng nước muối sinh lý

Nếu nước mũi của trẻ chảy ra có màu trắng trong, các mẹ chỉ cần nhỏ nước muối sinh lý 0,9% ngày 4-5 lần, mỗi bên mũi 3-4 giọt. Các bước nhỏ mũi cho bé như sau:

Bước 1: Để bé nằm ngửa, đầu ngửa nhẹ ra sau.

Bước 2: Nhỏ nước muối sinh lý ấm vào mỗi bên mũi. Trẻ dưới 1 tuổi nhỏ từ 2-3 giọt, trẻ lớn hơn nhỏ 4-5 giọt.

Bước 3: Để bé nằm im khoảng 30 giây để nước thấm vào làm loãng chất nhầy trong hốc mũi.

Bước 4: Làm sạch hốc mũi: Nếu trẻ lớn biết xì mũi, hãy cho bé ngồi dậy và xì mũi ra một khăn sạch. Nếu trẻ nhỏ không xì mũi được, dùng bóng hút để hút chất nhầy trong hốc mũi.

Bước 5: Sau khi hút hết chất nhầy ở hai mũi của trẻ, nên làm sạch bóng hút bằng cách hút xả nhiều lần dưới vòi nước.

2. Loại bỏ các chất bẩn trong mũi trẻ

Đôi khi các chất nhầy đóng lại thành các vảy cứng xung quanh mũi bé. Lúc này, các mẹ hãy dùng một miếng bông cotton hoặc khăn giấy cho vào nước ấm rồi lau nhẹ những vùng đó đến khi các mảng bám được lấy đi.

3. Làm ẩm không khí

Đặt máy làm ẩm không khí, máy phun sương vào trong phòng ngủ của trẻ để tăng độ ẩm trong không khí giúp trẻ thở dễ dàng hơn.

4. Để đầu bé cao hơn khi ngủ

Cố gắng nâng cao đầu trẻ khi ngủ bằng cách sử dụng đệm cho trẻ em hoặc nâng đầu trẻ khi bế. Không nên sử dụng gối trong nôi, đặc biệt là gối mềm vì có thể khiến bé bị ngạt khi trở mình – đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến chứng đột tử ở trẻ sơ sinh.

5. Vỗ nhẹ lưng bé

Khi trẻ bị sổ mũi, các mẹ hãy đặt trẻ nằm sấp trên đầu gối hoặc đùi mẹ, nghiêng người về phía trước 30 độ, bàn tay nắm lại vỗ nhẹ nhàng trên lưng. Cách này có thể làm lỏng chất nhầy giúp trẻ dễ thở hơn.

6. Cách phòng tránh cho trẻ khỏi bị sổ mũi

Để trẻ không bị sổ mũi, các mẹ hãy áp dụng những cách sau:

– Giữ gìn vệ sinh tai mũi họng cho trẻ

– Hạn chế cho con uống nước lạnh, ăn đồ ăn lạnh

– Giữ gìn vệ sinh nhà cửa, để nhà luôn thoáng mát, sạch sẽ, ít bụi bẩn nhất để trẻ được sống trong môi trường sạch, từ đó giảm tình trạng trẻ bị sổ mũi.

– Giữ ấm cơ thể cho con, nhất là trong mùa lạnh.

Lưu ý: Khi trẻ bị sổ mũi, tốt nhất cha mẹ nên đưa con đi thăm khám bác sĩ để nhận được tư vấn tốt nhất, giúp bé nhanh chóng khỏi bệnh.

thegioicaythuoc Trẻ bị sổ mũi mẹ hãy áp dụng ngay 5 mẹo này giúp bé sớm bình phục

300x250 holy Trẻ bị sổ mũi mẹ hãy áp dụng ngay 5 mẹo này giúp bé sớm bình phục

Cùng Chuyên Mục

Bình Luận Facebook

bình luận

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Hotline 24H Mua Hang Online