10 vấn đề thường gặp sau sinh

check 10 vấn đề thường gặp sau sinh Khám bệnh Online hoàn toàn miễn phí bởi Lương y Nguyễn Hùng
new 10 vấn đề thường gặp sau sinh Xem tử vi năm 2016 Bính Thân cho 12 con Giáp dựa theo ngày sinh !!!

hanghiem 10 vấn đề thường gặp sau sinh

Trong , nếu sản phụ mắc bệnh trĩ, thường tình trạng sẽ xấu hơn. Vì lúc đẻ phải dùng sức rặn rất mạnh nên bệnh càng trầm trọng hơn.

Sau sinh, co hồi lại chỉ còn như quả bưởi, sờ thấy đáy ở rốn. Chỉ một tuần sau đã thu hồi bằng một nửa và tiếp một tuần nữa thì không còn sờ nắn thấy ở trên bụng. Sản phụ thường không cảm thấy đau. Nếu thấy đau, phải khám xem có viêm nhiễm không. Cụ thể, nhiễm trùng ở dạ con, viêm ruột thừa, viêm phần phụ, đều có thể gây đau bụng dưới.

Khi thấy tử cung co chậm, sản dịch hôi và sốt, bạn phải nghĩ tới (niêm mạc) và xem xét có sót nhau không? , nếu để lâu rất nguy hiểm vì nó chuyển biến thành thể nặng rất nhanh.

Sốt sau sinh

Nhiều sản phụ sau khi sinh 2 – 3 ngày có thể bị sốt trên 380C hoặc ngược lại là bị lạnh liên tục. Tình trạng này thường là do viêm nhiễm trong tử cung dẫn đến sốt. Nếu không được xử lý kịp thời, bệnh có thể tiến triển nghiêm trọng, làm cho trạng thái toàn thân xấu đi, thậm chí có thể dẫn đến . Khi sốt, sản phụ không nên lạm dụng thuốc hạ sốt mà nên đến bệnh viện kiểm tra.

Phương pháp phòng ngừa tình trạng này: lúc xử lý vệ sinh dịch nhầy phải chú ý đảm bảo vệ sinh, hơn nữa phải chú ý giữ sạch sẽ vùng bên ngoài bộ phận sinh dục. Sau sinh, sản phụ cần nằm trên giường nghỉ ngơi, giữ ấm. Ngoài ra cần phải hấp thụ chất dinh dưỡng hợp lý, bảo đảm trạng thái toàn thân khoẻ mạnh.

Đau vùng tầng sinh môn

Tầng sinh môn hay bị chấn thương và cũng dễ bị cắt rộng khi đẻ con so, đầu thai to, hoặc do tầng sinh môn giãn nở ít. Vùng này tập trung nhiều máu nên dễ liền. Trong vài ngày đầu, sản phụ cũng cảm thấy khó chịu và khó khăn khi di chuyển, đi lại.

Tầng sinh môn rất dễ bị nhiễm khuẩn. Khi thấy đau nhức, có cảm giác bị cắn rứt, ngứa, bị phù nề và có khi có mủ thì phải báo ngay cho bác sĩ để được cắt chỉ sớm, rửa bằng thuốc sát khuẩn (polividine) tại chỗ và băng sạch. Nếu viêm nhiễm rộng hoặc nặng thì nên đến bệnh viện ngay.

sinh 10 vấn đề thường gặp sau sinh
Bệnh trĩ 

Trong thời kỳ mang thai, nếu sản phụ mắc bệnh trĩ, sau khi sinh thường tình trạng sẽ xấu hơn. Vì lúc đẻ phải dùng sức rặn rất mạnh nên bệnh càng trầm trọng hơn.

Trĩ thường sưng đỏ sau khi đẻ 2 – 3 tuần, rất đau, vì sợ đau nên có buồn đại tiện cũng nhịn, dẫn tới bị táo bón, làm cho trĩ lại càng nặng hơn, hình thành vòng tuần hoàn ác tính. Ngoài điều trị dùng thuốc và thuốc mỡ mềm, sản phụ còn phải chú ý ăn uống, không để bị thành táo bón và không nên rời giường sớm.

Vấn đề này thường ít xảy ra, nhưng nếu có thì rất nguy hiểm. Có 2 loại rối loạn:

– Bí tiểu: Sản phụ không tiểu tiện được vì thành trước âm đạo bị thay đổi, hoặc bị chấn thương làm niệu đạo bị gấp hoặc cơ cổ bị đóng chặt. Sản phụ bị bí tiểu, bụng dưới to, đau do đầy và căng.

– Nước tiểu dầm dề: có 2 nguyên nhân:

Rò bàng quang âm đạo: do thành trước âm đạo bị rách sau khi dùng phoóc xép hay giác hút để kéo thai ra. Phải mổ khâu lại lỗ rò.

Do cổ bàng quang bị tổn thương, cơ thắt ở cổ bàng quang không hoạt động được tốt sau khi sinh. Tổn thương này thường tạm thời và không kéo dài. Điều trị không phức tạp.

Căng sữa và tắc tia sữa

Vài ngày sau khi sinh, vú cương to vì đã tiết sữa đầy đủ. Vú nóng, nặng cứng, có khi căng. Đây là hiện tượng bình thường. Cho trẻ bú ngay thì các hiện tượng trên sẽ hết. Nếu vì lý do gì đó mà trẻ không bú được thì cần vắt sữa hoặc cho trẻ khác bú (bú trực).

Sữa trong vú nếu không ra ngoài được do tia sữa bị tắc nghẽn, do viêm đầu vú hoặc nứt kẽ đầu vú, sẽ rất nhanh chóng bị nhiễm khuẩn, dẫn đến viêm tuyến sữa, viêm ống dẫn sữa và cuối cùng là áp xe vú.

Để tránh áp xe vú, phải xử lý thật sớm tắc tia sữa, không để sữa bị ứ đọng trong vú. Hút bằng máy ít có tác dụng, vì dễ làm phù quanh các ống dẫn sữa ở đầu vú. Chườm nóng, xoa bóp, nhờ một đứa trẻ khỏe hơn, lớn hơn bú ngay từ lúc mới tắc là biện pháp tốt nhất. Nếu đã đỏ tấy một vùng trên vú thì chườm nóng và vắt sữa là biện pháp thích hợp nhất.

Trong trường hợp đầu vú xước hoặc rạn nứt thì nên làm ẩm ướt đầu vú bằng glycerin, thuốc mỡ corticoid tổng hợp hoặc mystatin. Nên vắt sữa vì nếu để trẻ bú thì người mẹ sẽ rất đau. Không rửa vú bằng xà phòng và không bôi cồn.

Xuất huyết muộn sau sinh

Đây là một bất thường nếu máu lại chảy ra vào ngày thứ hai, thứ ba hay muộn hơn sau khi sinh. Nguyên nhân chính là ở vùng nhau bám cổ tử cung co hồi kém, hoặc là do sót nhau. Trường hợp này phải báo với bác sĩ ngay để được dùng thuốc co tử cung mạnh và xoa bóp tử cung để cầm máu.

Đau đầu, nặng đầu

Sau sinh, người thiếu máu, huyết áp cao, người dùng thuốc tê phẫu thuật, người lao động quá nặng nhọc có thể dẫn tới đau đầu hoặc nặng đầu. Nếu ngủ đủ, triệu chứng có thể giảm nhẹ. Nếu thấy đau nghiêm trọng cần hỏi ý kiến bác sĩ.

Chân tay tê

Sau khi sinh, sản phụ có thể bị phù hoặc thường xuyên mệt mỏi, có lúc còn xuất hiện triệu chứng chân tay tê, tay mỏi rã rời, chân nặng… những triệu chứng này mất dần cùng với sự phục hồi của cơ thể.

Cứng và đau cơ

Vừa phải mang chiếc bụng to, vừa phải tiêu hao nhiều sức lực khi sinh, sản phụ có thể bị đau cơ sau sinh. Trong thời gian ở cữ, hoạt động quá nhiều cũng là một trong những nguyên nhân dẫn tới đau lưng. Khoảng sau một tuần có thể giảm bớt, nếu kéo dài không khỏi nên hỏi ý kiến bác sĩ.

Theo suckhoesinhsan

thegioicaythuoc 10 vấn đề thường gặp sau sinh

300x250 holy 10 vấn đề thường gặp sau sinh

Cùng Chuyên Mục

Bình Luận Facebook

bình luận

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Hotline 24H Mua Hang Online